Tiểu sử của thầy Thích Từ Thông
Thượng tọa – Hòa thượng Thích Từ Thông hiện nay chưa có nhiều thông tin cho biết về thế danh cũng như quê quán của ngài. Chỉ biết rằng thầy sinh vào năm 1927 tại Tỉnh Trà Vinh, hiện đang cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Thầy sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức có điều kiện và có một lòng yêu nước sâu sắc.
Ngay từ thuở nhỏ, ngài đã được giáo dục một cách cẩn thận, có sự yêu thích tìm tòi những thứ xung quanh và ham đọc sách. Cơ duyên tìm đến Phật pháp cũng được nhen nhóm trong ngài thuở thiếu thời. Nhờ vậy mà ngài sớm quy y chốn cửa Phật, đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc hoằng pháp và phát triển đạo Phật.
Những thành tựu, chức vụ mà thầy Thích Từ Thông từng đảm nhận
Trong giai đoạn trước năm 1975, hòa thượng Thích Từ Thông có pháp hiệu là Như Huyễn thiền sư, chủ yếu tu hành, dịch giả và giảng sư cho những bộ kinh nổi tiếng như bộ Kinh đại thừa Liễu Nghĩa, Duy thức học,… Ngài vừa tìm tòi, đọc sách, biên dịch các bộ kinh thư cho chúng Tăng ni, Phật tử có điều kiện học hỏi, mặc dù khi đó đất nước vẫn còn đang trong giai đoạn chiến tranh, với muôn vàn khó khăn.
Sau giai đoạn 1975 thống nhất đất nước, hòa thượng Thích Từ Thông tham gia vào ban liên lạc Phật giáo yêu nước của Thành phố Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm kết nối chúng Tăng ni, Phật tử có tấm lòng yêu nước lại với nhau trên khắp miền Nam thời bấy giờ, một lòng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước và tín ngưỡng tôn giáo.
Vào năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức được thành lập, hòa thượng Thích Từ Thông được bổ nhiệm làm Phó ban trị sự Tổng hội Phật học Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời kiêm giữ chức Ủy viên Giáo dục Tăng ni Thành hội Phật giáo.
Sau giai đoạn năm 1981, hòa thượng Thích Từ Thông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Cơ bản Phật học TP Hồ Chí Minh tại ngôi chùa Vĩnh Nghiêm. Sau này thầy dời về ngôi chùa Thiên Minh tại quận 9 để làm Hiệu trưởng trường Cao trung cấp Phật học TP Hồ Chí Minh cho đến nay đã hơn 32 năm.
Những bài giảng hay nhất của thầy Thích Từ Thông
Một số bài giảng hay nhất của hòa thượng Thích Từ Thông, bạn có thể tìm kiếm dễ dàng trên Youtube, có thể kể đến như sau:
– Muốn cúng dường 10 phương.
– Đừng lơi cảnh giác.
– Ngũ căn – Mê tín tràn lan.
– Đường lối Phật có lạc hậu không?
– Đạo đế – Không nghe uổng một đời người.
– Học tu thiền đúng lời Phật.
– Phật có chịu cầu nguyện.
– Hiểu sai về linh hồn.
Ngoài ra một số tác phẩm kinh điển mà hòa thượng Thích Từ Thông đã dày công biên dịch, biên soạn mà bạn có thể tham khảo thêm như sau:
– Chứng Ðạo Ca Trực Chỉ Ðề Cương.
– Kinh Như Lai Viên Giác trực chỉ đề cương.
– Thủ Lăng Nghiêm Kinh trực chỉ đề cương (sách I,II,III).
– Duy Ma cật Kinh Sở thuyết trực chỉ đề cương.
– Bát Nhã Ba la mật kinh.
– Duy Thức yếu luận.
– Pháp Hoa Thâm nghĩa đề cương.
Những câu nói để đời của thầy Thích Từ Thông nhất định nên biết
Bên cạnh việc giảng giải Phật pháp thông qua các bài giảng trực tiếp lẫn trực tuyến trên kênh Youtube. Hòa thượng Thích Từ Thông còn có sở thích làm thơ ca, với những câu thơ đã được chúng Tăng ni, Phật tử lưu lại cho những bậc hậu thế, có thể kể đến như:
Ta sẽ hoà tan với pháp thân
Viễn ly căn cảnh viễn ly trần
Ấm thân vô chủ chừ vô dụng
Duyên khởi từ Không trở lại Không
Hoặc là:
Bất chợt nghe nhìn chuyện cổ kim
Khơi nguồn tỉnh giác chảy vô biên
Trải gần trăm tuổi hình cơn mộng!….,
Thọ dụng buồn vui bóng kịch trường !….
Hoặc là:
Nói gì cũng không trúng, là trúng
Viết gì cũng không trúng, là trúng
Nghĩ gì cũng không trúng, là trúng
Ngoài ra, hòa thượng Thích Từ Thông còn có những câu nói để đời, được đúc kết thông qua hơn 60 năm tu hành, giảng dạy Phật pháp cho hàng trăm ngàn chúng Tăng ni, Phật tử. Chúng tôi xin được phép trích dẫn như sau:
– Hàng phục tâm, không chấp ta hàng phục
– Đã trụ tâm không nghĩ là ta có cách trụ tâm tốt
– Diệt độ chúng sinh, không chấp ta giúp họ
– Sinh hoạt ngang rộng cùng khắp, không chấp không gian chứa đựng bao nhiêu
– Trưởng thành nhỏ lớn, không chấp thời gian dưỡng nuôi
– Dù nói chân lý không chấp ta đã nói gì
– Hành các hạnh lành , không chấp có phước đức
– Dù đã giải thoát, không chấp ta đắc Niết Bàn
– Dù nói vạn pháp , không chấp pháp một
– Dù nói các pháp đều là Phật pháp, nhưng không chấp Phật Pháp là Pháp có thật
– Dù gọi Quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , nhưng không chấp đó là một cảnh … một nơi nào
– Muốn có cơ hội thấy được Như Lai thời “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng – Nhược kiến chư tướng , phi tướng tức kiến Như Lai“. Vì Như Lai là BẢN THỂ NHƯ NHƯ CHÂN THẬT của hiện tượng vạn pháp hay nói cách khác Như Lai là Pháp thân Phật là Tự Tánh Thanh Tịnh bản nhiên của vạn pháp.