Tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ như thế nào là đúng
Pháp Giới 11 tháng trước

Tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ như thế nào là đúng

Tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ, một việc vô cùng bình thường như ngàn năm nay cha ông ta vẫn vậy: Lau dọn và trang nghiêm bàn thờ, nơi lòng hiếu kính của cháu con hướng về, để tưởng nhớ đến công ơn Tổ Tiên và chư tôn Thần Linh trụ nơi cuộc đất nhà mình.

Việc tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ tưởng chừng đơn giản: Dùng nước sạch lau đồ thờ, tỉa bớt chân nhang cho bát hương thanh sạch…Nhưng không, người ta bị bủa vây bởi một rừng tà kiến và mê tín rằng: Phải chọn ngày để tỉa chân nhang. Một năm chỉ được tỉa chân nhang một lần. Tỉa chân nhang không đúng là phạm âm, mất tài lộc. Tỉa chân nhang phải đúng phong thủy. Phải lau dọn bàn thờ bằng nước thơm hoặc rượu…Sự mê tín này dẫn đến một hệ lụy đau lòng: Nơi cần phải được sạch sẽ và trang nghiêm nhất lại là nơi bụi bặm nhất trong nhà!

Các vị Thần Linh hoặc Ông bà Tổ Tiên về thăm con cháu. Họ sẽ phản ứng thế nào đây khi được bạn ưu ái bố trí cho ngụ một nơi: “Tuy ở trên cao nhưng toàn bụi bặm. Mỗi năm chỉ được lau dọn một lần”. Chư vị sẽ phản ứng thế nào đây khi thấy hiếu tâm của bạn bị trói chặt trong một rừng tà kiến và mê tín. Có phải là đau xót lắm không? Vậy cách tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ thế nào là đúng?

  • Hành Dịch bệnh quỷ vương: Lệ Quỷ
  • Sự thật về hạn Tam tai.
  • Hội Long Hoa là gì.
  • Cách thay đổi vận mệnh
  • Âm đức là gì.
  • 10 chuyện Tâm linh có thật.
  • 10 chuyện nhân quả báo ứng có thật.
Tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ như thế nào là đúng
Cách tỉa chân nhang như thế nào là đúng.

Chọn ngày tỉa chân nhang cuối năm có đúng không

Tất nhiên là không đúng rồi! Bàn thờ ở trong nhà, dù bạn thờ Phật, thờ Thần Linh hay Gia Tiên cũng luôn cần được sạch sẽ và trang nghiêm. Đừng bao giờ để bụi bẩn và tàn hương phủ bám nơi thờ cúng.

Ngày nào trong năm cũng được, không có gì phải kiêng hết. Cứ thấy bàn thờ bụi bẩn, bát hương có quá nhiều chân nhang, thì bạn cần lau dọn và tỉa bớt đi cho sạch đẹp. Nếu công việc bận rộn, chẳng có thời gian thì tối thiểu một tháng 2 lần. Vào ngày mùng 1 và rằm, bạn cần phải lau dọn bàn thờ và tỉa bớt chân nhang. Việc này không có phạm gì hết, lại tích được nhiều công đức.

Chẳng có Thần Linh hay Tổ Tiên nào trách phạt người phát tâm lau dọn và trang nghiêm nơi bàn thờ cả. Thương không hết nữa là trách phạt đó ư?! Giả như con cháu đến chơi, thấy cửa nhà bừa bộn, nó lao vào dọn dẹp lau chùi. Chẳng nhẽ bạn không cảm động lại trách phạt đó ư?

Cho nên, nơi thờ cúng trong nhà luôn cần được sạch sẽ và trang nghiêm. Bạn cứ lau dọn và tỉa chân nhang bất kỳ lúc nào, bất kỳ ngày nào. Không có gì phải kiêng hết. Nguyện công đức trang nghiêm nơi thờ cúng này sẽ giúp bạn tiêu nghiệp tăng phước. Còn nếu có chút tội nào thì Tuệ Tâm tôi nguyện chịu thay cho bạn!

Cách tỉa chân nhang và lau dọn bàn Thờ

Khi lau dọn nơi thờ cúng, bạn cần phải làm với một tâm thanh tịnh. Không được phép khởi tạp niệm trong đầu. Nghĩa là chỉ hướng suy nghĩ vào việc đang làm. Đừng tay làm còn đầu thì nghĩ đến ba chuyện bá láp như: Chiều nay đi nhậu chém gió thế nào. Thằng hàng xóm đáng ghét hôm nay có điện thoại mới. Tối qua bị vợ cằn nhằn chuyện nhậu nhẹt…vv

1.Chuẩn bị: 1 chậu nước sạch. 1 khăn lau mới. 1 chổi và 1 gầu nhỏ chuyên dọn bàn thờ. 1 thìa để múc bớt tro bát hương và 1 tờ giấy trắng sạch. (Bạn cần có 1 bộ chỉ dùng riêng cho nơi thờ cúng).

2.Trước khi bắt đầu bạn chắp tay khấn nguyện: Nam mô A Di Đà Phật (03 lần). Hôm nay, ngày…tháng…năm… Con tên là…Con xin phép…(Chư tôn Thần Linh hoặc Tổ Tiên tùy bàn thờ.)…cho phép con lau dọn và trang nghiêm nơi thờ cúng. Con cầu nguyện…(Chư tôn Thần Linh hoặc Tổ Tiên tùy bàn thờ)..chứng cho tấm lòng thành của con. Bạn niệm Nam mô A Di Đà Phật (03 lần) rồi bắt tay dọn dẹp.

*

3.Bạn dùng chổi nhỏ gom hết bụi và tàn hương. Sau đó tỉa hết chân nhang, chỉ để lại 01 chân trong bát hương là được. Nếu trong bát hương đầy tro, bạn dùng thìa múc bớt ra ngoài. Dưới bát hương chắc chắn nhiều bụi, bạn dùng hai tay nhẹ nhàng bê đặt sang bên để quét cho sạch. Sau đó dùng gầu nhỏ hốt bụi, chân nhang, tro và gói trong một tờ giấy sạch. (Gói này lúc nào rảnh rỗi bạn đốt bỏ lấy tro bón cây là xong.)

4.Bạn dùng chậu nước sạch và khăn lau bàn thờ, bát hương, đồ thờ khác…Xong xuôi bạn đặt bát hương trở về vị trí ban đầu. Vậy là xong, nơi thờ cúng nhà bạn đã được sạch sẽ, trang nghiêm và thanh tịnh.

5.Cẩn thận hơn, bạn có thể thắp 01 nén nhang, chắp tay niệm Phật. Nếu không thì chắp tay niệm 03 câu Nam mô A Di Đà Phật, vái lạy rồi lui ra.

Đấy, cách lau dọn bàn thờ và tỉa chân nhang chỉ đơn giản vậy thôi. Nào có gì phức tạp đâu mà phải kiêng với kỵ?

*

Đừng lo sợ mông lung bởi những điều tà kiến và mê tín mà bạn đã từng nghe, kiểu như:

  • Không được làm xê dịch bát hương, phạm âm, mất tài lộc:  Bạn không xê dịch thì làm sao mà lau dọn sạch sẽ được. Mà phạm âm là phạm cái gì? Tài lộc ở đâu mà mất?
  • Phải chọn ngày giờ để lau dọn bàn thờ cho nhiều tài lộc. Một năm chỉ được lau dọn một lần: Kỳ lạ thật cho cái tà kiến này: Nhà đầy bụi và rác, bạn còn chẳng chịu nổi. Thế nơi thờ cúng bụi bặm bẩn thỉu, chư vị về ngự ở nơi đó vui vẻ được đấy ư?
  • Hương đậu tàn càng nhiều thì nhà mới có lộc: Sự mê tín này mới thực sự là vô cùng tai hại. Nếu bạn biết rằng để hương đậu được tàn, người ta phải tẩm nhiều H3P04, một loại hóa chất rất độc hại. Chả có tài lộc nào ở nơi đậu tàn cả đâu. Thắp loại hương này không chỉ đầu độc chư vị mà còn đầu độc chính cả gia đình mình. Ảnh hưởng sức khỏe vô cùng, điều này chẳng thể không biết.

Cần hiểu đúng về Thờ cúng

Thờ cúng, với đạo lý uống nước nhớ nguồn, là một truyền thống vô cùng quý báu của người Việt Nam ta. Cần biết rằng: “Bàn thờ là một cánh cổng tâm linh để ta hướng tâm hiếu thuận đến tiền nhân. Đấy không phải là nơi  chư vị cư ngụ như nhiều người lầm tưởng”. Thờ Gia Tiên là nhớ đến công ơn Tổ Tiên. Thờ Thần Linh là nhớ ơn chư vị ngày đêm che chở cho gia đình bạn khỏi tà thần vong quỷ.

Khi bạn thắp nén nhang thơm, với tâm thái biết ơn và thành kính tưởng nhớ đến Tổ Tiên. Chư vị đều cảm nhận được, dù có đang ở cảnh giới nào trong sáu nẻo luân hồi. Còn nếu tâm bạn không chân thành, hoặc khởi nhiều tạp niệm, sẽ chẳng có sự cảm ứng nào đâu.

*

Cho nên khi thắp hương lên bàn thờ, tâm quan trọng hơn vạn lần lễ lạt. Nếu tâm thiện, dẫu chỉ dâng cúng chén nước sạch, công đức cũng hơn vạn lần mâm cao cỗ đầy mà tâm bất thiện!

Điều lạ lùng là khi thắp hương, thay vì tưởng nhớ và tri ân đến ơn đức của tiền nhân. Hầu hết chúng ta đều chỉ chăm chăm cầu chư vị gia bị cho mình giàu sang, nhiều tài, nhiều lộc…Thật lạ kỳ! Giàu sang và tài lộc có hay không là do cách bạn sống chiêu cảm nên mà có. Không ai và không thế lực nào có thể giúp bạn thay đổi số phận ngoài chính bạn.

Nếu bạn sống thiện và tích lũy âm đức tất hưởng quả báo giàu sang và ngược lại. Vậy thôi, hãy thắp hương với đúng ý nghĩa chân thực nhất của việc này: “Tưởng nhớ và tri ân công đức của tiền nhân”.

( Cách tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ)

Tuệ Tâm 2019.

Sưu Tầm Bởi Tuệ Tâm Admin ( https://kinhnghiemhocphat.com/ )

Xem Thêm:   Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai? Vị Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen theo đạo Phật

11 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog