Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc: Hoà Thượng Tuyên Hóa giảng
Pháp Giới 9 tháng trước

Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc: Hoà Thượng Tuyên Hóa giảng

“Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc.” Nghĩa là: “Sắc không khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc.” Đây là đoạn kinh văn về tánh không để phá chấp nổi tiếng bậc nhất của Phật pháp, được trích dẫn trong Bát Nhã Tâm Kinh.

Không này chính là chân không. Sắc cũng là diệu hữu. Diệu hữu phi hữu cũng là chân không. Chân không này xuất sanh từ đâu? Xuất sanh từ nhất như, cũng từ sắc pháp phát khởi ra. Nơi nào cũng có sắc pháp. Từ hư không cũng hiện ra sắc pháp, nên nói sắc không khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, cũng là thuyết chân không mà chẳng phải không, diệu hữu mà chẳng phải hữu.

  • Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối là gì.
  • Kinh Pháp Diệt Tận.
  • Chánh nghiệp là gì.
  • Kinh Kim Cang Bát Nhã.
  • Bát Chánh Đạo là gì.
  • Người Chết đi về đâu.
  • Ngũ Ấm Ma Kinh Lăng Nghiêm.
Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc: Hoà Thượng Tuyên Hóa giảng
Sắc tức thị không, không tức thị sắc giảng giải

Sắc tức thị không, không tức thị sắc nghĩa là gì

“Sắc nghĩa là hết thảy những gì có hình tướng. “Không” nghĩa là vô hình tướng. Sắc tức thị không, không tức thị sắc, nghĩa là: “Sắc tức là không, không tức là sắc.” Sắc này có nhiều loại sắc pháp, nhưng tổng quát không ngoài ba loại, tức là khả đối khả kiến sắc, khả đối bất khả kiến sắc, bất khả bất đối kiến sắc. 

Sao gọi là khả đối khả kiến sắc ? Khả đối tức là có thể đối mặt. Khả kiến tức là có thể thấy. Khả đối bất khả kiến sắc là có thể đối đãi, nhưng không thể nhìn thấy. Lại bất khả đối bất khả kiến sắc là chư vị có đối đãi cũng không có đối đãi, thấy cũng không thể thấy sắc. Loại sắc này xuất phát từ đâu ? Do phân biệt từ cảnh giới sáu trần như hình sắc, âm thanh, hương vị, xúc chạm, pháp.

Sao gọi là khả đối khả kiến sắc ? Thí như nhân, ngã, tha, chúng sanh, núi non, sông hồ, đất đai… vạn tượng bao la, đều có hình sắc, có sắc tướng, có hình chất nên có thể thấy. Do đó đều gọi là khả kiến khả đối sắc (có thể thấy, sắc có thể đối đãi), tức chung quy nơi sắc pháp. 

Lại nữa, chung quy nơi sắc pháp mà khả đối bất khả kiến (sắc có thể đối đãi mà không thể thấy). Ðối là có thể đối đãi, nhưng chư vị không thể nhìn thấy, chỉ có thể nghe thôi.

Sắc tức thị không, không tức thị sắc giảng giải

Sắc bất dị không hữu nhược vô

Không bất dị sắc thể dụng thù

Sắc tức thị không chân nguyên triệt

Không tức thị sắc vọng lưu khô

Sơn hà đại địa duy thức hiện

Mộng huyễn phao ảnh như thị hồ

Thận vật ngoại cầu trì trung đạo

Phóng hạ nhiễm duyên tức lai như

Dịch là:

Sắc chẳng khác không có lại không

Không chẳng khác sắc cùng thể dụng

Sắc tức là không thấu nguồn chân

Không tức là sắc nguồn vọng cạn

Núi sông non nước hiện duy thức

Bọt ảnh huyễn mộng như thế đấy

Chớ cầu ngoài, nên giữ trung đạo

Xả bỏ nhiễm duyên tức Lai Như”.

Sắc bất dị không hữu nhược vô” ( Sắc chẳng khác không có lại không.)

Sao gọi là sắc? Tức là hình tướng. Sao gọi là không? Tức là vô hình tướng. Sao lại gọi sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc? Ðây nói về đạo lý cùng tột, liễu nghĩa triệt để. Tất cả núi non, sông biển, đất đá, nhà cửa, phòng xá, v.v… đều là sắc.

*

Sắc trụ ở nơi đâu? Sắc trụ tại hư không. Không trụ tại nơi đâu? Không cũng trụ tại nơi sắc. Sắc và không có thể bảo là không hai. Sắc không khác không, lại không phải là hai. Không chẳng khác sắc. Hư không cùng sắc không có hai. Không bao gồm sắc. Sắc cũng bao gồm không. Bên ngoài thì thấy có hai, nhưng thật tế vốn là một.

Ví dụ, nơi đây vốn trống rỗng, mà chư vị lại đem cái bàn để ra đây, tức là có. Trước khi đem bàn ra, nơi đây vốn là hư không. Khi đem bàn ra thì còn có hư không nữa không? Cũng là có. Không gian cũng vẫn còn, bất quá bị cái bàn chiếm một khoảng thôi. Lại nói hư không này có sắc hay không? Không này vốn cũng có sắc. Sắc tức là không. Chúng ta phân tích hình sắc mãi thì cuối cùng sẽ biến thành không. Tại sao thế?

Thân thể chúng ta dựa nơi sắc pháp. Do gì tạo thành? Do bốn đại tạo thành. Sắc thân do bốn đại đất, nước, gió, lửa, hợp thành, cũng là sắc. Phân tích kỹ thì khi chúng ta chết đi, bốn đại này sẽ trở về cội gốc. Ðất trở về với đất; nước trở về với nước; gió trở về với gió; lửa trở về với lửa. Sắc thân tan biến mất. Sắc tức là không. Tuy nay có sắc tướng mà tương lai thì không có, nên nói là sắc chẳng khác không, thực có thực không. Tuy có nhưng lại đồng với không.

Không chẳng khác sắc thể dụng thù, ( Không chẳng khác sắc cùng thể dụng).

Không chẳng khác sắc, nhưng có thể có dụng. Không là thể không. Sắc là dụng của không. Thể và dụng tuy hai nhưng vốn là một.  

“Sắc tức là không chân nguyên triệt, (sắc tức là không thấu nguồn chân)”.

 Chư vị phải biết sắc thật chất vốn từ không. Cội gốc này nếu chư vị đạt đến được thì sẽ hiểu rõ triệt để. 

“Không tức thị sắc vọng lưu khô, (Không tức là sắc nguồn vọng cạn)”.

Chư vị phải hiểu rõ không tức là sắc. Không có vọng tưởng thì nguồn vọng khô cạn. Lại sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Ðấy, có thể nói là chư vị tu đạo thì mới đắc được cảnh giới đó.

Sắc này cũng là sắc đẹp. Sắc đẹp đại biểu cho sắc đẹp nam nữ. Chư vị chân chánh tu đạo đắc được cảnh giới an lạc thì cùng cảnh giới này như một, nên sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Khi tu đạo đắc được an lạc này thì so với vấn đề khoái lạc nam nữ gấp trăm ngàn lần, không thể so sánh được. Vì vậy, không chẳng khác sắc.  

Sắc tức là không. Trên hình sắc, chư vị phải hiểu rõ lý không, đừng trụ vào, chẳng có gì để chấp trước, không nắm giữ, không xả bỏ, cũng không thọ, chính là không. Không chẳng khác sắc; không tức là sắc. Trên lý không đắc được an lạc chân chánh. Khi đó, những tư tưởng hay vọng tưởng của chư vị đều không còn. Vì sao ? Ðạt đến cảnh giới an lạc này thì càng an lạc thêm, vì đã xả bỏ tâm vọng tưởng.

*

“Sơn hà đại địa duy thức hiện, (sông núi nước non hiện duy thức)”.

‘Sơn hà đại địa’ tức đất đá núi sông, là sắc pháp. Sắc pháp này xuất hiện từ đâu ? Từ tâm thức phân biệt của chúng ta xuất hiện ra. Nếu chúng ta năng chuyển hóa tâm thức phân biệt thì núi sông đất đai cũng không còn. 

“Mộng huyễn phao ảnh như thị hồ, (bọt ảnh huyễn mộng như thế đấy)”.

Tất cả tướng đẹp đều là mộng cả. Ai ai cũng biết mộng mị, đều nằm mộng, nhưng hỏi nằm mộng như thế nào, thấy mộng ra sao ? Chỉ tự trả lời cho chính mình thôi. Có mà không phải thật, không chính xác nhất định. Hoặc nói: “Ban ngày nghĩ tưởng như thế nào thì đến tối mơ như thế ấy.” 

Hoặc nói: “Trước kia tôi đã thấy những cảnh giới này, nên gọi đó là mộng”. Lại có khi không nghĩ đến việc đó, nhưng đến tối thì mơ thấy, vậy giảng giải làm sao? Có lúc không thấy qua cảnh giới mà lại nằm mơ thấy, thì giải thích thế nào? Giải thích không được. Có phải tỉnh từ trong giấc mộng không? Cũng rất mơ hồ. Thậm chí nằm mộng rồi mà quên, không nhớ gì cả.

Chư vị hãy suy nghĩ xem, khoảng mười tiếng sau khi mơ mộng, chúng ta đều quên hết những gì xảy ra trong mộng, huống chi những sự việc trong đời quá khứ, lại nói không tin có đời trước. Tất cả việc đời quá khứ chúng ta đều quên cả. Chỉ sau mười giờ là chúng ta hoàn toàn quên hết những gì xảy ra trong mộng, nói chi tất cả sự việc trong đời quá khứ.

*

Một người đang lúc mộng mị, giả như có người bảo: “Ðạo hữu nay phát tài, làm quan lớn, có nhiều vợ con, nhiều tài sản, nhưng chúng đều không thật, chỉ là mộng thôi.”  

Nhưng người đang mộng mị đó, không tin tưởng cho rằng lời kia là thật. “A! Cái gì! Hiện tại tôi đang phát tài, làm quan lớn, vợ con nhiều, tài sản to tát, sao lại nói là mộng?” 

Họ không tin tưởng chính họ đang mơ mộng. Ðợi khi thức giấc, không ai bảo cho mà chính tự họ biết rằng họ vừa trải qua cơn mộng mị, thấy mình phát tài làm quan lớn, vợ con nhiều, tài sản giàu có. Chúng vốn không thật; không nói cũng tự biết vì đã tỉnh giấc mộng. 

Chư vị phải biết rằng chúng ta hiện đang mơ mộng! Tôi bảo: “Chư vị đang nằm mộng, nếu không tin, đợi khi tu đạo đắc quả thì mới biết rõ. A! Xưa kia, bất cứ những việc gì mà tôi làm đều là ảo mộng hết, vì mình vốn chưa tự làm chủ chính mình. Bây giờ mới biết là những việc xưa kia mình làm xác thật chỉ nằm mơ thôi. 

‘Huyễn’, sao gọi là huyễn? Huyễn tức là xuất phát từ huyễn hóa. Nhà ảo thuật từ không mà tự hóa thành có, tự có mà hóa thành không, biến hóa không lường, khiến trẻ con cho pháp huyễn thuật là thật, mà người lớn khi nhìn xem thì biết đó là không vọng, giả tạo chế ra. Ðó là huyễn.

*

‘Phao’ tức là bọt nước, không lâu bền, không thường hằng. Ảnh tức là bóng ảnh. Bóng ảnh là thật hay giả? Chư vị nói nó giả, nhưng nó thật có tồn tại. Chư vị nhìn thấy, nói nó là thật, nhưng lại không thể nắm bắt lấy. Vậy, chư vị nói nó là thật hay giả? Những bóng ảnh này phát sanh từ đâu? Nghiêng về phía dương thì không có bóng. Ngã về phía âm thì có bóng. Chư vị đi nơi đâu thì nó đi theo đến đó.

Bóng ví như ma. Nó luôn đi theo chư vị mãi. Thế nên, người nhút nhát sợ ma, thấy bóng ma liền sợ hãi, chạy lánh xa, nhưng ma đó chính là bóng dáng của người thật. Nhưng bóng ảnh này, khi sống thì hiện bóng, khi chết không còn thân thể thì bóng biến thành ma. Nếu không có bóng thì biến thành thần, nhưng thần và ma không hai, mà là một. Nếu khí dương sung túc thì lúc đi không có bóng ngã theo. Khí âm nếu đầy đủ thì khi đi liền có bóng chạy theo.

Thế nên, chúng ta thường nghiêng về bên có khí lực mạnh. Nếu chư vị tạo công đức nhiều thì được sanh lên trời. Nếu chư vị tạo tội ác nhiều thì phải bị đọa xuống địa ngục. Vì vậy bảo rằng bọt nước, bóng ảnh huyễn mộng như thế.  

“Thận vật ngoại cầu trì trung đạo, (chớ tìm cầu ngoài, trì trung đạo)”.

Chư vị chẳng nên hướng ngoại tìm cầu. Tự trong thân tâm đã có đầy đủ.

*

“Phóng hạ nhiễm duyên tức lai như, (xả bỏ duyên nhiễm tức Lai Như)”.

Sao gọi là duyên nhiễm? Nhiễm tức là nhiễm ô. Duyên tức là nhân duyên. Chư vị phải nên phóng xả. Sao gọi là duyên nhiễm? Duyên tức là tâm tham, sân, si, giết hại, uống rượu, dùng nha phiến. Chư vị phải xa rời duyên nhiễm thì đồng vào nhà Như Lai. Lai Như tức là từ nay cho đến ngày thành Phật không xa. Khi thành Phật thì gọi là Như Lai. Chúng ta chưa thành Phật nên gọi là Lai Như.

Lai thì năng Như. Không lai thì không như. Lai đến nơi nào? Lai đến nơi thành Phật. Những duyên nhiễm này phải nên xả bỏ hết thì mới là Lai Như. Như nghĩa là mọi việc đều hợp lý, không có việc gì chướng ngại. Nếu mọi việc còn chướng ngại thì không gọi là Lai Như. 

Không này chính là chân không. Sắc cũng là diệu hữu. Diệu hữu phi hữu cũng là chân không. Chân không này xuất sanh từ đâu? Xuất sanh từ nhất như, cũng từ sắc pháp phát khởi ra. Nơi nào cũng có sắc pháp. Từ hư không cũng hiện ra sắc pháp, nên nói sắc không khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, cũng là thuyết chân không mà chẳng phải không, diệu hữu mà chẳng phải hữu.

*

Tại nơi chẳng không chẳng có, chư vị nên hiểu kỹ. Ðấy là chân chánh hiểu rõ Phật pháp. Giống như bên trên bàn về mộng. Chư vị mộng đến mộng lui mà không biết. Mộng rồi tỉnh, tỉnh rồi mộng cũng thế.

Vì vậy chúng ta sanh ra như thế nào, chết đi ra sao, vẫn không biết. Trong cái không biết mà hiểu rõ đó là giác ngộ. Do đó, bảo rằng sắc tức là cội nguồn của chân không. Hiểu rõ chân lý không tức là sắc thì dòng vọng tưởng khô cạn. Vọng tưởng đoạn hết, không còn nữa. Vì thế, chúng ta phải hiểu rõ đạo lý không và sắc, và cũng phải lãnh hội đạo lý phi không, phi sắc.

Ngài Lục Tổ nói: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi ấy, cái gì là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?” Không nghĩ thiện là không phải không, không nghĩ ác, cũng là không phải sắc. Nơi chẳng phải sắc, chẳng phải không đó, chư vị hãy nghiên cứu kỹ, đó chính là giác ngộ được cảnh giới vừa là không mà vừa là sắc. Do đó, chư vị phải hiểu rõ sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Trong chân không có chân sắc; trong chân sắc có chân không, tức là tại sắc pháp cũng có bổn thể của chân không, và tại pháp không cũng là sắc.

*

Như núi là sắc pháp. Chư vị san bằng thì thành không. Trước lúc san bằng núi thì có không chăng? Cũng tại chỗ đó. Khi có không rồi thì sắc còn hay mất? Sắc cũng còn nơi đó. Hãy xem coi chỗ nào là không ? Sắc cũng tại nơi đó. Không cùng sắc là một như băng với nước. Sao không biến thành sắc? Như trời lạnh thì nước biến thành đá. Sao sắc biến thành không? Trời nóng khiến nước đá tan thành không. Lại có thể nói rằng trong không trung, nhiều hạt bụi hợp lại thành một sắc tướng, nhân duyên tán thì biến thành không.

Thế nên, không cũng là sắc, sắc cũng là không. Bảo rằng hạt bụi đó không thể chuyển hóa, cũng là một ví dụ, lại không bảo hạt bụi là nước đá được. Sợ chư vị chưa hiểu rõ nên lấy ví dụ nước đá và nước lỏng. Chư vị đừng hiểu lầm là hạt bụi và không biến thành nước và nước đá. Chư vị hãy suy nghĩ, giống như đầu đặt lên đầu, lại biến thành chấp trước. Gốc vốn không chấp trước. Tôi không có phương cách khiến chư vị hiểu rõ đạo lý sắc không chẳng khác. Từ từ thì chư vị sẽ tham ngộ đạo lý này hoặc sẽ minh bạch rõ ràng.

( Theo Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng giải )

Sưu Tầm Bởi Tuệ Tâm Admin ( https://kinhnghiemhocphat.com/ )

Xem Thêm:   Tiểu sử ông Đặng Lê Nguyên Vũ là ai? Ông vua cà phê Việt Nam theo đạo Phật

21 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog