Người niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ Cực lạc, ai mà không mong muốn mình chắc chắn được vãng sanh! Tuy nhiên, đạo lý để chắc chắn được vãng sanh lại rất ít người biết đến.
- Cách thay đổi vận mệnh
- Cách niệm Phật tại nhà.
- 10 chuyện Tâm linh có thật.
- 10 chuyện nhân quả báo ứng có thật.
Hầu hết mọi người đều có tập quán nương vào Tự lực để đạt được mục đích. Dù vậy, kết quả giải pháp này như lên núi tìm cá, nấu cát để được cơm. Hay xe chạy về hướng Nam mà đi về hướng Bắc để tìm kiếm vết xe. Để rồi, càng tìm cầu càng xa rời sự thật.
Niệm Phật vãng sanh
Pháp sư Tịnh Tông nói: “Tôi là một kẻ ngu muội đáng thương. Tự biết việc lớn bậc nhất trong đời là sanh tử sẽ đến, nên mỗi ngày đều sống trong lo sợ. Dù hằng ngày có niệm Phật, nhưng không biết phải niệm Phật như thế nào. Có nghĩ đến niệm Phật vãng sanh, nhưng không biết làm thế nào để được vãng sanh. Một câu danh hiệu Phật mà nuốt mãi không chịu vào, thổ mãi không chịu ra. Tự lực thì không có một chút, Phật lực cũng chẳng biết gì.
Hai điều đều không thể cậy trông mà việc chết thì đang ở trước mắt. Thật vô cùng hãi sợ, ai cùng cảnh ngộ thì sẽ cảm nhận rõ ràng. Đến khi đọc được tác phẩm của Pháp sư Huệ Tịnh, như người đang mộng mới tỉnh giấc. Biết rõ Phật là như thế nào, Niệm Phật là như thế nào. Biết rõ vấn đề sanh tử Luân hồi từ vô thỉ cho đến bây giờ có thể chấm dứt. Vừa buồn vừa vui khó chế ngự…”.
*
Lại bảo: ” Tôi vốn biết sâu sắc rằng, mình đã tạo tội ác sâu dày, đang đón nhận quả khổ đau nặng nề. Nếu không có Bản nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ thì chẳng có một pháp nào khác. Khi chết chắc chắn Địa ngục là nhà, là quê hương. Do vậy, tôi đem cả thân mạng quy hướng đức Phật A Di Đà, tinh chuyên xưng niệm Sáu chữ hồng danh. Mặc kệ những ai tu tập nổi tiếng, có đại Trí tuệ, có đại Công đức. Đối với tôi tuyệt nhiên chẳng có một chút hâm mộ. Tuyệt đối không bị ảnh hưởng và chi phối để thay đổi đường hướng mà tu theo Tạp hạnh, Tạp tu.
Nên biết rằng, Trí tuệ, Pháp tu và Công đức của những người ấy vốn chẳng phải phận sự và mong cầu của tôi. Thật sự, không có Trí tuệ nào vượt qua Trí tuệ niệm Phật. Không có Pháp tu nào vượt qua Pháp xưng danh. Không có Công đức nào vượt qua Công đức Sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật…”
Ngài Tịnh Tông là Pháp sư, giới hạnh tinh nghiêm còn cảm thán đến vậy, chẳng lẽ phàm phu niệm Phật chúng ta không từng trải qua tâm trạng như Ngài đấy ư?
Chánh hạnh niệm Phật
Vào tiền kiếp lâu xa, đức Phật A Di Đà vốn là Bồ tát Pháp Tạng. Ngài vì chúng ta và hết thảy chúng sanh đang bị khổ đau trong mười phương mà phát thệ nguyện rộng sâu, kiến lập Tịnh Độ Cực lạc. Đồng thời, giúp những hạng người luôn làm các việc ác độc khắp cả mười phương dễ dàng được vãng sanh về Tịnh Độ ấy, thệ nguyện rằng: “Nếu Con được thành Phật. Chúng sanh trong mười phương xưng niệm danh hiệu của Con, tối thiểu chỉ mười câu. Nếu không được vãng sanh thì Con không giữ ngôi Chánh giác”.
Như vậy, chính Ngài sử dụng lời thệ nguyện rộng sâu siêu thế ấy. Vì chúng ta mà khai mở đạo lý, giúp chúng ta chắc chắn được vãng sanh. Đồng thời, Ngài phải trải qua rất nhiều đời kiếp gian khổ tu tập. Nguyện lực mới viên mãn và hình thành danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật. Nghĩa là, nguyện lực vô cùng tận ấy được tóm thâu trong danh hiệu Sáu chữ. Ngài phóng hào quang vô ngại soi chiếu và nhiếp thọ chúng ta và chúng sanh khắp các thế giới trong mười phương.
Chúng ta nên hiểu rằng: Sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật này, chính là đạo lộ duy nhất cho chúng ta vãng sanh về Cực lạc. Nghĩa là, đây là đạo lý chắc chắn được vãng sanh. Chỉ có đạo lý này là chân thật, ngoài ra không có đạo lý thứ hai hay đạo lý thứ ba nào khác.
Đạo lý niệm Phật chắc chắn được vãng sanh
Hòa thượng Thiện Đạo gọi sự kiện này là Con đường sáng của nguyện lực. Câu hỏi được đặt ra là:
– Làm sao thực hiện con đường sáng ấy?
Câu trả lời vô cùng đơn giản:
– Chỉ cần xưng niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà là được hào quang của Ngài nhiếp thọ, không còn bị thối chuyển. Tức được nguyện lực Bản nguyện của Ngài “Dẫn dắt một cách tự nhiên”. Và “Hẳn nhiên vượt lên trên mọi duyên sự để vãng sanh về thế giới Cực lạc”.
Hòa thượng Thiện Đạo giải thích rằng: “Hiện nay đức Phật ấy đã thành Phật tại thế giới đó rất lâu rồi. Cho nên biết rằng, Bổn thệ nguyện rộng sâu của Ngài không thể hư dối. Chúng sanh nào xưng niệm hẳn nhiên được vãng sanh.” Qua đấy, chúng ta có thể nhận ra rằng: Đạo lý để hết thảy chúng sanh chắc chắn được vãng sanh do đây mà được thành lập. Do đây mà khởi tín tâm, do đây mà xưng niệm danh hiệu. Để rồi được vãng sanh Cực lạc. Để rồi khẳng định thực hiện con đường sáng của nguyện lực ấy đã hiện hữu. Chẳng cần tốn công gảy móng tay đã đến phương Tây, há chẳng phải dễ dàng lắm sao!
Pháp chuyên Tu niệm Phật
Dù vậy, xưa nay chúng sanh sống trong mê vọng. Đối với pháp cứu độ không thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà rất khó Chánh tín, nghi ngờ đủ kiểu: Họ nghĩ rằng, những kẻ ngu si làm nhiều tội ác, chỉ đơn thuần niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Không tu tập Giới Định Tuệ, không làm các việc thiện để có công đức hồi hướng. Không có công phu chế ngự phiền não… Thì chắc chắn khi lâm chung vọng niệm ập đến tràn đầy không thể Chánh niệm. Phiền não trùng trùng điệp điệp như thế làm sao được vãng sanh?
Do tư duy như thế, họ quay lưng với pháp chuyên tu Niệm Phật của con đường sáng vô ngại. Họ tranh nhau thực hiện Tạp tu, Tạp hạnh của con đường gập ghềnh đầy hiểm nguy. Đến nỗi đức Bổn Sư Thích ca trong kinh Vô Lượng Thọ cảm thán rằng: “Dễ vãng sanh mà không có người tu!”. Hòa thượng Thiện Đạo, chính là hóa thân của đức Phật A Di Đà đã xác minh nhất định rằng:
Chuyên tu chuyên niệm mười người tu vãng sanh cả mười. Tạp tu, Tạp hạnh, ngàn người tu không có một người thoát khỏi sanh tử.
Chuyên tu: Vạn người tu, vạn người vãng sanh.
Thời cận đại, Đại sư Ấn Quang tán thán cực độ câu xác minh này. Ngài bảo: “Đây là lời chân thật quý giá hơn vàng ngọc, sẽ hiện hữu hàng ngàn năm không thể đổi thay”. Con người trong thời đại bây giờ, nếu không tuân theo lời răn bảo của Hòa thượng Thiện Đạo. Nếu không Thuần nhất nương vào Bổn Nguyện đức Phật A Di Đà. Nếu không thuần nhất xưng niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, thì vấn đề vãng sanh Cực lạc sẽ giống như bọt nước, ảnh tượng.