Nghe bản audio trên youtube

Kính bạch chư tôn đức, thưa đại chúng: Hầu đồng, đồng bóng không phải là một đạo giáo, không phải là một tôn giáo. Đồng bóng là một hình thái tín ngưỡng dân gian được ra đời ở một số các tỉnh khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam chúng ta. Nó đã tồn tại hàng trăm năm, hàng nghìn năm nay. Trong các hoạt động sinh hoạt đồng bóng sẽ gồm có ca hát, múa với các bài hát trầu.

Trước đây hầu hết mọi người nhìn nhận nó như là một loại hình mê tín dị đoan. Tuy nhiên thời gian sau này có một số nhà nghiên cứu không coi đây là một niềm tin tôn giáo mà coi nó như là một loại hình văn hóa bởi vì trong hầu đồng có hát trầu văn rồi có múa, ca hát và các lễ phục cúng bái nữa. Nên người ta xin đề nghị yêu cầu là phải công nhận đây là một loại hình văn hóa của dân tộc.

Xem ảnh hầu đồng của Nguyễn Á - Tuổi Trẻ Online

Hầu đồng là gì? Như thế nào là đồng bóng hay còn gọi là đồng cốt?

“Đồng” có nghĩa là trẻ con, những đứa bé có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, thơ ngây. “Cốt” là xương. Đồng cốt ở đây có nghĩa chỉ cho thần linh mượn xác của những đứa trẻ thơ và thông qua việc mượn xác này để mà phán những điều để cho vận hạn tốt. Như vậy đồng bóng có nghĩa là thần linh mượn xác người đồng để mà tiếp xúc, để mà khuyên dạy người trần, người phàm.

Đứa con trai còn nhỏ được gọi là thanh đồng còn con gái gọi là đồng cô hay đồng bà.

Để hầu đồng không biến tướng - Báo Người lao động

Khi lên đồng, người ta tin tưởng là có những vị thần nào đó nhập vào khi làm lễ thì cái người hầu đồng đang múa đó chỉ là cái xác còn thực tế là đang có những thần thánh đang nhập vào trong đó. Lúc múa bằng gươm, đao, múa quạt, múa vải, trèo thuyền,… đây được gọi là những biểu hiện trong quá trình lên đồng. Tóm lại là khi mà lên đồng thì cái xác là người phàm nhưng cái hồn là của những vị thánh nhập vào để mà răn điều này hay dạy điều kia.

Xem Thêm:   Tiểu sử Hòa thượng Thích Minh Châu là ai? Cuộc đời và đạo nghiệp vĩ đại của ngài

Về cách thờ cúng của đồng cốt

Trước hết là thờ ngọc hoàng thượng đế (đấng sáng tạo), dưới ngọc hoàng thượng đế người ta thờ tam phủ (hay tứ phủ).

Tam phủ ở đây:

– Thứ nhất là Mẫu Thượng Thiên là người cai quản ở trên cõi trời. Người ta tin rằng mẫu thượng thiên là con của vua long vương.

– Thứ hai là Mẫu Thượng Ngàn là con của sơn tinh thủy tinh cai quản ở vùng núi.

– Thứ ba là Mẫu Thoải là  con gái út của Bát Hải Long Vương cải quản ở vùng non nước.

Ngoài tam phủ ra người ta còn thờ các quan, thờ đồng cô, đồng cậu,…

Hầu đồng hay còn gọi là hầu bóng có phải là một trò "mê tín"?

Nhìn từ nhãn quan của Đạo Phật về hầu đồng, đồng cốt, đồng bóng

Đức Phật dạy trong cảnh giới này có 6 cõi là: Trời, Người, A Tu La, Súc Sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục. Có nghĩa là ngoài cuộc sống của trời, của con người và các loài thù thì còn có địa ngục, a tu la, các loại thần, các loại quỷ, ma.

Khi mà những vị thần này ứng hiện lên có nghĩa là họ tiếp xúc với những hương hồn đã mất. Trong những hương hồn này có thể là thần hoặc cũng có khi là những linh hồn chưa vãn sinh chưa được đầu thai. Tuy nhiên trong các vị thần thì có thiện thần và cũng có ác thần. Thần cũng là các loài chúng sinh.

Hầu đồng - Nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu - Báo Nhân Dân

Những người đồng cốt là những người chuyên sống với những cảnh giới người âm, luôn tiếp xúc với cảnh giới người âm. Qua những lần tiếp xúc như vậy thì họ sẽ bị hao bớt đi trí tuệ, hao mất rất nhiều năng lượng vì cái xác của mình để cho những người âm nhập vào. Cũng không thể chắc chắn những người nhập vào là những người thánh hiền. Có thể là thần ác, có những loại ngạ quỷ hoặc có những người chuyên đi mượn xác để nhập hồn vào con người.

Xem Thêm:   Tiểu sử Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ là ai? Tu ở chùa nào? Sự thật bị đột quỵ

Tất nhiên cũng phải thừa nhận rằng trong quá trình lên đồng, lên cốt ở một số trường hợp là không có gì xảy ra hết, không ai nhập vào hết nhưng mà họ cũng cố tình diễn cho giống rồi phán tùm lum để lừa gạt con mắt thường của người trần.

Tóm lại đây chỉ là một loại hình tín ngưỡng dân gian do con người đặt để chứ không có con đường tu hành rõ ràng.

Ở Đạo Phật, Đức Phật là đấng tỉnh thức sẽ có giáo lý tỉnh thức và có những con người đang đi trên con đường tỉnh thức, các phật tử đang thực hành đi trên con đường tỉnh thức đó. Còn những gì mù mờ để gieo vào đầu óc của chúng ta những cái mịt mờ mà chúng ta không biết tương lai sẽ đi về đâu, không biết có hay không thì chúng ta cần nên xem lại.

Những cái giá đồng để tổ chức 1 lần cũng phải bỏ ra một số tiền rất lớn từ vài chục triệu tới vài trăm triệu, một số người còn bị tán gia bại sản với hình thức hầu đồng này. Nó như một cơn nghiện, một khi bị lôi cuốn vào trong đó rồi nghe hát nghe ca hay một số tình tiết người ta làm huyễn hoặc như ngậm dầu để phun ra lửa khiến cho chúng ta ngạc nhiên làm cho ta tin vào điều đó cho nên chúng ta cần phải sáng suốt để nhìn ra được vấn đề.

HOÀI LINH ( hầu đồng 2020 ) - YouTube

Học theo Đạo Phật là không đi theo con đường này. Ngay từ giây phút quỳ dưới phật đài để khấn nguyện đệ tử Quy Y Phật nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y trời, thần, quỷ, vật. Không quy y ngoại đạo, tà giáo, không quy y với bạn hữu xấu ác. Ba nguyên tắc là 3 con đường sáng Tam Bảo các Phật Tử đã chọn rồi thì không nên tin vào bất cứ điều gì đi ngược lại quy luật cả mà hãy tin vào nghiệp báo, luân hồi thì chúng ta sẽ có được con đường đi sáng. Còn chúng ta không tin vào mình mà phó thác cho việc đồng cốt nghĩ ra rằng có một vị thần nào đó xuất hiện để mách bảo, để chỉ cho chúng ta thì có nghĩa là chúng ta đã đi lạc lối rồi.

Xem Thêm:   Thiền sư Ajahn Chah là ai? Tiểu sử cuộc đời và những thành tựu vĩ đại của ngài cho Phật giáo

Kính thưa quý vị, không phải tín ngưỡng dân gian nào cũng đem đến những giá trị đạo đức nhân văn. Có những tín ngưỡng tích cực thì chúng ta nên tin và thực hành theo nhưng có những tín ngưỡng tiêu cực thì chúng ta cần bình tâm và suy xét để loại bỏ. Là  người phật tử thì chúng ta nhất quyết không tin và cũng không cổ xúy cho những niềm tin mê tín.

Nguồn: Chương trình Ánh Sáng Phật Pháp Kỳ 35

———————

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa sinh năm bao nhiêu? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mất là ai? Có vợ con không? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Từ là ai? Bị bệnh gì? Hiện còn sống không?
  • Tiểu sử sư cô Giác Lệ Hiếu tên thật là gì? Bao nhiêu tuổi, sinh năm nào? Ở chùa nào?
  • Tiểu sử thầy Thích Chân Quang bao nhiêu tuổi? Ở chùa nào? Những bài giảng pháp hay nhất
  • Tiểu sử thầy Thích Minh Niệm – Tác giả cuốn “Hiểu về trái tim” là ai? Cuộc đời và sự nghiệp tu hành
  • Tiểu sử thầy Thích Trúc Thái Minh chùa Ba Vàng là ai? Lùm xùm truyền vong báo oán
  • Tiểu sử thầy Thích Nhật Từ chùa Giác Ngộ là ai?
  • Tiểu sử thầy Thích Tâm Nguyên là ai? Tổng hợp những bài giảng pháp mới và hay nhất
  • Tiểu sử Pháp sư Tịnh Không là ai? Viên Tịch, Vãng Sanh vào ngày nào?
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai? Tiểu sử cuộc đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Những đóng góp và tác phẩm nổi bật

Xem ngay trên Youtube