Công Đức Bảo Sơn Thần Chú
Pháp Giới 1 năm trước

Công Đức Bảo Sơn Thần Chú

Công Đức Bảo Sơn Thần Chú còn có tên gọi khác là “Công Đức Bửu Sơn Thần Chú”. Đây  là một bài chú ngắn trong Thập chú, thuộc trợ hạnh trong công phu của Thiền Môn. Oai lực của chú này được mô tả là vô tiền khoáng hậu, bởi theo Nhị Khóa Hiệp Giải trích dẫn:

“Nếu người tụng một biến thần chú nầy, công đức cũng bằng như lạy bốn vạn năm nghìn bốn trăm biến Ðại Phật Danh kinh; lại cũng bằng tụng 60 vạn 5 nghìn 4 trăm biến Ðại Tạng Kinh. Vì dẫu có tạo tội chứa đầy hơn mười cõi nước, phải đọa vào địa ngục lớn vô gián đi nữa, đến khi lâm chung cũng được quyết định vãng sanh về Cực lạc thế giới đặng đức Phật A Di Ðà, rồi sanh lên bực thượng của thượng phẩm, nếu thành tâm tụng chú nầy.”

  • Thất Phật diệt tội Chân ngôn.
  • Tiêu tai Cát tường thần chú
  • Chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni.
  • Chú Lăng Nghiêm.
  • Chú Chuẩn Đề.
  • Chú Dược Sư.
  • Lục Tự Đại Minh Thần Chú.
  • Chú Như Ý Bảo Luân Vương.
Công Đức Bảo Sơn Thần Chú
Công Đức Bảo Sơn Thần Chú

Công Đức Bảo Sơn Thần Chú

  1. Nam Mô Phật Ðà da
  2. Nam Mô Ðạt Ma da
  3. Nam Mô Tăng Già da
  4. Án
  5. Tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.

So sanh các bản Công Đức Bảo Sơn Thần Chú

Lược khảo trong kinh sách thì Công Đức Bảo Sơn Thần Chú được thuyết trong 3 bộ, cũng có nhiều sai biệt.

1. Bộ Mật Tông:

Theo “Bộ Mật Tông” do Ngài Thích Viên Đức Dịch: Công Đức Bảo Sơn Thần Chú gọi là Công Đức Bảo Sơn Đà La Ni. Nội dung như sau:

  1. Nam Mô Phật Ðà da
  2. Nam Mô Ðạt Ma da
  3. Nam Mô Tăng Già da
  4. Úm tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.

(Chữ hộ cũng nói là hồ, đô cũng đọc là độ, chỉ cũng đọc giá, ba cũng đọc bà, lị cũng đọc nĩ khứ thinh.)

Kinh Ðại Tập nói: Nếu người tụng chú này một biến, như lễ Ðại Phật Danh kinh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến. Lại như chuyển Ðại Tạng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến. Tạo tội quá mười cõi sát độ, đọa vào A Tỳ địa ngục chịu tội, kiếp hết lại sanh nơi khác để chịu tội. Niệm chú này một biến, tội kia đều được tiêu diệt, không còn đọa vào địa ngục, khi mạng chung quyết định vãng sanh Tây phương thế giới, được thấy Phật A Di Ðà, thượng phẩm thượng sanh.

(Tạo tội hơn mười sát độ ấy, nghĩa là tội đã tạo quá hơn mười thế giới vi trần; kiếp hết lại sanh, nghĩa là cõi Ta Bà thế giới này khi đã hoại diệt, tội kia chưa hết, liền gởi sanh trong địa ngục ở thế giới phương khác. Cõi này thành rồi đời người tội nhơn kia trở về trong địa ngục phương này mà chịu khổ báo.)

2. Nhị Khóa Hiệp Giải 

Theo “Nhị Khóa Hiệp Giải”: Công Đức Bảo Sơn Thần Chú tên là “Công Đức Bửu Sơn Thần Chú”. Nội dung như sau:

  1. Nam mô Phật đà da
  2. Nam mô đạt ma da
  3. Nam mô Tăng già da.
  4. Aùn, tất đế hộ rô rô tất đo rô chỉ lỵ ba, kiết lỵ bà, tất đạt rị, bố rô rị ta phạ hạ.
3. Mật chú viên nhân vãng sanh tập

Theo “Mật chú viên nhân vãng sanh tập”: Công Đức Bảo Sơn Thần Chú có tên là “Công Đức Sơn Đà La Ni Chú”. Tuy thế chú trong bản này rất khác lạ, nội dung như sau:

  1. Nại ma
  2. Mạc nãi dã
  3. Nại na nại
  4. Linh ma dã
  5. Nại ma san át dã
  6. Tây ninh
  7. Hô lỗ lỗ (rô rô)
  8. Tây nại lỗ
  9. Cát lặc bát
  10. Tây nại linh
  11. Bố lỗ linh
  12. Sa ha

Những mối nghi về Công Đức Bảo Sơn Thần Chú

Điều đáng lưu ý, theo Nhị Khóa Hiệp Giải thì: Công Đức Bửu Sơn Thần Chú nầy chưa rõ chỗ dịch ra từ đâu? Lại, tại nơi hàm chữ thuyết trong Ðại Tạng. Về cuốn “Mật chú viên nhân vãng sanh tập” có bài thần chú nầy tên là “Công đức vãng sanh tập” có bài thần chú nầy tên là “Công đức sơn Ðà La Ni” chỉ tiếng dịch có khác, chớ thật là đồng một thần chú.

Trong cuốn Viên nhân Vãng sanh tập có dẫn lời của Kinh Ðại Tập nói như vầy: “Nếu người tụng một biến thần chú nầy, công đức cũng bằng như lạy bốn vạn năm nghìn bốn trăm biến Ðại Phật Danh kinh; lại cũng bằng tụng 60 vạn 5 nghìn 4 trăm biến Ðại Tạng Kinh. Vì dẫu có tạo tội chứa đầy hơn mười cõi nước, phải đọa vào địa ngục lớn vô gián đi nữa, đến khi lâm chung cũng được quyết định vãng sanh về Cực lạc thế giới của đức Phật A Di Ðà; rồi sanh lên bực thượng của thượng phẩm, nếu thành tâm tụng chú nầy.

( Về nội dung này, khi tôi tra lại trong Kinh Đại Tập thì không thấy trong Kinh có nói đến Chú này. Có khả năng là ở trong một bản dịch Kinh Đại Tập nào khác chăng? Nếu có thiện tri thức đọc bài này, cúi xin giải giùm mối nghi vậy! – Tuệ Tâm.)

*

Thần chú tên là “Công đức bửu sơn” xin giải thích thế nầy: Người hay chuyên việc là công, công có thật nghiệm là Ðức. Người mà chí tâm tụng chú đây, thì về công là đủ ba quán về Quả là rỡ ba Ðức. Tỷ như Ma Ni bửu châu: Thể nó tròn sạch, đó là đức của pháp thân; nó sáng suốt trong ngoài, đó là đức của bát nhã; dường núi sản sanh vật liệu đó là đức của giải thoát. Ngay nơi chú tức là tâm, vì đều là ba đức.

Sơn: Núi thì nó hay kết tinh sanh ra các mỏ châu báu; còn tâm thì cũng hay bày ra nơi cảnh vật. Núi pháp tánh nó cũng phát sanh đủ cả công đức, nên chi, người thụ trì thần chú nầy với tài vật quý báu của tự tánh tùy ý nguyện cầu thụ dụng được cả.”

Công Đức Bảo Sơn Thần Chú – Thầy Trí Thoát Tụng

*

*

( Công Đức Bảo Sơn Thần Chú )

Xem Thêm:   Tịnh xá Ngọc Đức (BR-VT) chia sẻ với học sinh, đồng bào khó khăn sau bão số 3 ở Sơn La

Tuệ Tâm 2021.

Sưu Tầm Bởi Tuệ Tâm Admin ( https://kinhnghiemhocphat.com/ )

63 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog