Nghe bản audio trên youtube

Tại chương 4 “Thiết lập để đối thoại”, cuốn “Đạo Phật đi vào cuộc sống” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh có viết: “Những chữ Niết Bàn, Hư Vô, Tịch Diệt, Bản Ngã, Luân Hồi không có nghĩa nhất định. Xin bạn đừng cười, vì sự thực là như thế…”.

Thuở thơ bé khi lần đầu tiên nhận thức về bản thân, ta đã tự hỏi “ta là ai?”, những suy nghĩ này, tiếng nói trong đầu này tại sao lại có? Liệu những người khác có đang nghĩ như ta hay không? Họ đang cảm thấy thế nào?… Và đó cũng chính là lúc ta biết được sự hiện diện của một cái tôi – bản ngã trong chính mình. Vậy thì bản ngã là gì?

**Trong bài viết có quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Bản ngã là gì?

Bản ngã theo từ điển Hán Việt được hiểu: Bản – Bổn và Ngã – Tôi, tức là “chính tôi”, ý nói là “chính mình”, là cái tôi của mỗi cá nhân. 

Trong mỗi phạm trù, bản ngã lại được hiểu theo một nghĩa khác. Cụ thể:

– Trong phạm trù Triết học, bản ngã hay cái tôi được hiểu là cái tôi ý thức với nhiệm vụ quan trọng nhất là dùng để phân biệt “tôi” – chủ thể với những cái tôi khác (những người/cá nhân khác).

– Trong phạm trù phân tâm học, bản ngã lại được hiểu là PHẦN CỐT LÕI tính cách của con người được thui rèn bởi thực tại và chịu sự tác động của môi trường – xã hội. Về chủ đề này, Sigmund Freud (Nhà Phân tâm học) cho rằng trong mỗi tâm thức sẽ tồn tại cả 3 miền là: cái tôi – cái siêu tôi – nó. Trong đó, cái tôi được hình thành ngay từ khi chúng ta được sinh ra. Sau đó, qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cái tôi được rèn luyện để kiểm soát những ham muốn vô thức, những thứ không được xã hội chấp nhận. Kết quả là, cái tôi sẽ đóng vai trò làm trung gian để trung hòa giữa tiêu chuẩn đạo đức xã hội và những ham muốn tự thân.

– Trong triết lý Phật giáo, bản ngã – cái tôi lại được xem như là một “tín ngưỡng” trường tồn với thời gian, không bị ảnh hưởng bởi môi trường, quy luật sinh tử hay tụ tấn. Đạo Phật cho rằng không có sự hiện diện của bản ngã – cái tôi như trong tâm lý học. Mà cái tôi sẽ được hình thành bởi 2 yếu tố: thân thể và tâm thức. Hai yếu tố này sẽ còn bị biến đổi không ngừng trong từng sát na (đơn vị nhỏ nhất của thời gian).

bản ngã

Những vấn đề xoay quanh Bản ngã – cái tôi trong triết lý Phật giáo

Trong định nghĩa Phật giáo, bản ngã được coi là một thực thể bất biến tồn tại độc lập so với những thực thể khác. Tuy nhiên, Phật giáo cũng cho rằng thực chất không hề có bất cứ một cái tôi nào như vậy, bởi không thể có một cái gì có thể tồn tại độc lập ngoài những hiện tượng khác.

bản ngã

Một người là sự tập hợp của năm uẩn, tức là thân thể, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức. “Bản ngã” ở đây được hiểu là chủ thể đại biểu cho năm uẩn giả hợp. Ngoài năm uẩn này không còn một cái tôi nào khác. Nhưng vì mê lầm nên con người thường dễ bám chấp vào ngũ uẩn giả hợp, bị ngũ uẩn này chi phối và hình thành nên thân tâm chính là cái tôi – là bản ngã và xem bản ngã là tất yếu.

Đó là lý do mà ai ai cũng muốn đi tìm “cái tôi”, đi tìm bản ngã của mình, xem việc tìm thấy bản ngã như là một tất yếu. Điều này vô hình chung lại sinh ra sự phân biệt giữa tôi và anh, sự sở hữu “cái của tôi”, lòng tự kỷ, sự đố kỵ…

Việc nhận thức về “cái của tôi” được xem là nguồn cơn khiến cho người người có khuynh hướng chạy theo chủ nghĩa duy vật, bị ám ảnh về quyền thế, địa vị, tiền bạc… nhưng càng chạy theo thì lại càng thấy “thiếu”. 

Phật giáo cho rằng, nếu cái tôi – bản ngã ngày càng được nuôi dưỡng lớn dần lên vì con người luôn muốn khẳng định bản thân mình thì người đó càng có thể gây ra nhiều nghiệp chướng, sai lầm. Vì vậy Đạo Phật cũng chủ trương “vô ngã”, rời xa cái tôi, loại bỏ những ảnh hưởng không tốt mà bản ngã gây ra để thân tâm an lạc. Không nên cố chấp “chiều chuộng” những gì mà cái tôi đang mong muốn rồi ngộ nhận đó chính là mong muốn của bản thân mình.

Trong kinh Kim cương có viết: “Mọi sự vật trong đời đều như giấc mộng, như ảo ảnh, như cái bóng, như bọt nước”. Quan niệm của Phật giáo chính là không có gì trường tồn, chắc thật để mà bám giữ, để mà sống chết được mất. Do vậy, nếu người tu tập hiểu được chân lý đó thì mới có thể thoát khỏi vô minh.

Cơ chế hoạt động của bản ngã?

Bản ngã hoạt động theo một vòng tuần hoàn: Sự kiểm soát – sự xây dựng, duy trì – sự phản chiếu và ngược lại.

bản ngã

Trong đó, ở phương diện kiểm soát, bản ngã sẽ đồng hóa bản thân vào những thứ mà nó tin rằng nó đang thực sự kiểm soát. Bản ngã ở đây không chỉ điều khiển cơ thể chúng ta, điều khiển tâm trí chúng ta mà nó còn muốn kiểm soát cả con cái, người thân, những người xung quanh chúng ta nữa.

Ở phương diện xây dựng và duy trì, bản ngã sẽ luôn kiểm soát và bảo vệ những gì nó đang kiểm soát. Bản chất của bản ngã – cái tôi là hư cấu và giả tạo, luôn muốn kiểm soát và kiểm soát càng nhiều càng tốt. Sự kiểm soát này chính là dinh dưỡng để cái tôi ngày càng “to ra”, lớn hơn và biểu hiện rõ ràng nhất đó chính là ham muốn, lòng tham về tiền bạc, về quyền lực, sự sở hữu, chi phối tới tất cả mọi thứ. Với cái tôi – bản ngã quá lớn thì sự mất kiểm soát cũng gần giống như sự chết chóc, chấm hết.

Trên phương diện phản chiếu, bản ngã – cái tôi không thể tự nhìn nhận và tự đánh giá chính bản thân nó. Bản ngã cần phải đúc rút từ sự phản chiếu, đánh giá từ những bản ngã khác ở những cá thể khác để tự biết nó là ai. Trong thực tế có thể thấy con người sẽ có xu hướng nhìn nhận, đánh giá bản thân thông qua sự đánh giá, nhìn nhận của người khác. Điều này cũng chính là xuất phát cho sự tự kiêu, ngạo mạn hay tự ti, sợ hãi, chán nản…

Kiềm chế và vượt qua bản ngã như thế nào?

Trong bài 22 – Quán chiếu vô ngã nằm trong tuyển tập những bài thiền tập hướng dẫn có công năng chuyển hóa và trị liệu “Sen búp từng cánh hé” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh có đề cập rất rõ về vấn đề này.

Theo đó, người tu tập cần thực tập quán chiếu vô ngã từ chính hơi thở của mình:

– “Thở vào, tôi thấy sắc thân tôi/ Thở ra, tôi cười với sắc thân tôi”

– “Thở vào, tôi thấy sắc thân này không phải là tôi/ Thở ra, tôi thấy không có cái tôi nào làm sở hữu chủ sắc thân này”

– “ Thở vào, tôi thấy cảm thọ/ Thở ra, tôi cười với cảm thọ”

– “ Thở vào, tôi thấy cảm thọ này không phải là tôi/ Thở ra, tôi thấy không có cái tôi nào làm sở hữu chủ cảm thọ này”

…..

bản ngã

Hay những câu kệ theo lời Phật dạy giúp thức tỉnh chúng ta không bị ảnh hưởng của bản ngã chi phối:

“Thân này không phải ta

Tâm này không phải ta

Chẳng có gì là ta

Trong từng hơi thở vào

Trong từng hơi thở ra

Trọn niềm tôn kính Phật”

Mỗi khi cảm giác bản ngã chi phối, nảy sinh sự tự kiêu ngạo mạn thì hãy nhớ tới những câu kệ trên. Cần phải thực tập nhiều để có thể thoát khỏi cảm giác sung sướng khi bản ngã cho rằng mình là trung tâm. Cần phải thực tập để nhìn ra lầm lỗi của mình dù không ai thấy.

Ngoài ra, để vượt qua bản ngã, thoát ra khỏi cái tôi cá nhân, không để những ảnh hưởng của “cái tôi to” chi phối thì người tu tập còn cần phải:

– Học cách chấp nhận sự thật, cảm nhận những điều mình sẽ nhận được khi biết cách kiềm chế. Không đổ lỗi khi chưa thể thực tập được như trên nhưng không ngừng cố gắng để thực tập mỗi ngày.

– Hãy luôn tập trung vào hiện tại, không ảo tưởng về tương lai, không nuối tiếc quá khứ.

– Không so sánh bản thân với bất cứ ai ở bất cứ phương diện nào. Sự so sánh chính là môi trường tốt nhất để nuôi dưỡng một cái tôi ngày càng lớn dần.

Diệt trừ cái tôi, tiến tới vô ngã là một việc làm vô cùng khó, đòi hỏi người tu tập phải đấu tranh không ngừng với bản thân. Nhưng một khi giải trừ được cái ta, quên đi cái ta, không sinh cái ta thì người tu tập sẽ đi đúng con đường giác ngộ an vui, hạnh phúc.

Tài liệu tham khảo:

Xem Thêm:   Tiểu sử của hòa thượng Thích Từ Thông là ai? Ở chùa nào, đạo nghiệp ra sao?

– Bản ngã vô hình: https://thientonphatquang.com/ban-nga-vo-hinh/

– Giải trừ bản ngã, con đường chân hạnh phúc: https://phatgiao.org.vn/giai-tru-ban-nga-con-duong-chan-hanh-phuc-d40252.html

– Quán chiếu vô ngã: https://langmai.org/thien-duong/sen-bup-tung-canh-he/bai-22-quan-chieu/

– Hạnh bố thí và bản ngã: https://giacngo.vn/hanh-bo-thi-ban-nga-post29153.html

– Vô thường vô ngã: https://tincuaban.com/vo-thuong-vo-nga-la-gi-doi-thoai-voi-ts-thich-nhat-hanh/

– https://thegioimay.org/ban-nga-la-gi/

———————

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa sinh năm bao nhiêu? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mất là ai? Có vợ con không? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Từ là ai? Bị bệnh gì? Hiện còn sống không?
  • Tiểu sử sư cô Giác Lệ Hiếu tên thật là gì? Bao nhiêu tuổi, sinh năm nào? Ở chùa nào?
  • Tiểu sử thầy Thích Chân Quang bao nhiêu tuổi? Ở chùa nào? Những bài giảng pháp hay nhất
  • Tiểu sử thầy Thích Minh Niệm – Tác giả cuốn “Hiểu về trái tim” là ai? Cuộc đời và sự nghiệp tu hành
  • Tiểu sử thầy Thích Trúc Thái Minh chùa Ba Vàng là ai? Lùm xùm truyền vong báo oán
  • Tiểu sử thầy Thích Nhật Từ chùa Giác Ngộ là ai?
  • Tiểu sử thầy Thích Tâm Nguyên là ai? Tổng hợp những bài giảng pháp mới và hay nhất
  • Tiểu sử Pháp sư Tịnh Không là ai? Viên Tịch, Vãng Sanh vào ngày nào?
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai? Tiểu sử cuộc đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Những đóng góp và tác phẩm nổi bật

Xem ngay trên Youtube