**Trong bài viết có quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!
Ăn chay là gì?
Ăn chay thực chất là viết trại của chữ “ăn trai”, trai có nghĩa là thanh tịnh. Như vậy ăn chay có nghĩa là ăn thanh tịnh, không gây tổn hại tới các mạng sống của những loài chúng sinh khác. (Tất cả các loài chúng sinh bay trên trời, dưới nước hay trên mặt đất,…)
Nguồn gốc của ăn chay
Ngày xưa lúc Đức Phật (Thích Ca Mâu Ni) thành lập giáo đoàn là chùa chiền không có nấu ăn, cũng không có chùa, không có tinh xá mà các quý thầy chỉ ngồi thiền dưới các gốc cây, ngủ dưới gốc cây và không ngủ quá 3 đêm dưới 1 gốc cây. Buổi sáng các quý chư tăng sẽ ôm bình bát đi khất thực, đi liên tục 7 nhà để xin ăn, người ta cho cái gì là ăn cái đó. Mà ngày xưa xã hội Ấn Độ rất nghèo vì vậy nên không thể nào đòi hỏi, yêu cầu hay đặt trước món nào. Tỳ kheo có 3 nghĩa và một trong ba nghĩa đó là khất sĩ tức là đi xin ăn, vì thế nên người ta cho cái gì là ăn cái đó và một ngày chỉ ăn một bữa, không ăn sau 12 giờ trưa. Các tỳ kheo không được đòi hỏi người ta cho cái gì và không tích trữ đồ ăn.
Có 3 loại thịt mà các tỳ kheo thời đó được phép ăn đó là thịt tam tịnh nhục, tứ tịnh nhục và ngũ tịnh nhục.
- Thịt tam tịnh nhục: không nghe, không thấy và không nghi loài vật đó bị giết vì mình.
- Thịt tứ tịnh nhục: thịt từ con vật đã chết.
- Thịt ngũ tịnh nhục: thịt từ con vật bị loài vật khác giết. (Ví dụ con hổ ăn con ngựa).
10 loại thịt không được ăn gồm có
- Thịt hổ
- Thịt rắn
- Thịt sư tử
- Thịt gấu
- Thịt báo
- Thịt linh cẩu
- Thịt ngựa
- Thịt voi
- Thịt chó
- Thịt bò
6 loài đầu không được ăn vì đây là những loài vật rất thông minh, người ta tin rằng nếu như ăn thịt của những loài này sẽ tạo mà một mùi rất đặc biệt khiến cho đồng loại của chúng sẽ tấn công mình.
4 loài cuối là những loài vật có tâm linh cao, có tình cảm gắn bó với con người.
Như vậy thời Đức Phật còn tại thế không hề ăn chay, vậy thì nguồn gốc của ăn chay bắt nguồn từ đâu?
Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,… đều có ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa rất nhiều. Khi Phật giáo từ Ấn Độ truyền qua Trung Hoa thì gặp phải những khác biệt lớn về văn hóa giữa hai nước.
Vào thời đó nếu ở Trung Hoa mà các quý thầy đi khất thực giống như ở Ấn Độ thì bên Nho giáo Trung Hoa sẽ đánh giá thấp và coi đây là những nhóm người lười biếng lao động, trốn tránh nghĩa vụ lao động mà chỉ đi xin ăn làm gánh nặng cho xã hội. Vì vậy mới hình thành nên những thanh quy mới trong thiền môn như là: “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” có nghĩa là một ngày không làm là một ngày không ăn. Tức là các quý sư thầy, sư cô cũng phải đi làm nông, làm đồng, tự trồng rau, trồng đậu, rồi tự nấu ăn từ đó hình thành nên văn hóa tự cung tự cấp lương thực luôn tại tự viện. Mà khi được tự chọn lựa đồ ăn thì các sư thầy, sư cô và các phật tử không muốn sát sinh bất cứ loài vật nào cả nên từ đó văn hóa ăn chay được hình thành. Cũng từ đó văn hóa nấu ăn nướng ở trong chùa mới được hình thành, các phật tử tới chùa nấu nướng cúng cho quý thầy chứ không phải đi khất thực như trước nữa.
Tới thời của vua Lương Võ Đế, ông là một phật tử hỗ trợ cho phật giáo rất nhiều nhưng ông cũng yêu cầu rất cao đối với các tăng ni, ông đã ban xác lệnh tất cả các tăng ni đều phải ăn chay chứ không được sát sinh hại vật.
Văn hóa ăn chay thâm nhập vào Việt Nam theo phật giáo bắc truyền (phật giáo đại thừa) từ Trung Quốc.
Phật giáo Nam truyền xuất hiện nhiều ở các nước như Thái Lan, Myanma, Sri Lanka,… hay cả thế giới nói chung trừ phật giáo bắc truyền thì không bắt buộc ăn chay. Vì vậy nên chúng ta không nên chỉ trích việc không ăn chay hay phải ăn chay của bất cứ ai.
Vì sao chúng ta nên ăn chay?
Ăn chay vì sức khỏe và sắc đẹp
Khoa học đã chứng minh việc ăn chay một cách khoa học rất tốt cho sức khỏe, vóc dáng, làn da,… của con người.
Ăn chay bảo vệ môi trường
Ăn chay góp phần bảo vệ môi trường, giảm lượng khí CO2 thải ra,…
Cấu trúc đường ruột của con người giống thú ăn cỏ
Ruột của thú ăn thịt rất ngắn khác hoàn toàn so với thú ăn cỏ có đường ruột rất dài giống với con người lên tới vài chục mét.
Dịch vị của con người không thích hợp để ăn thịt
Ngoài ra dịch vị của thú ăn thịt nhiều hơn gấp 20 lần dịch vị của thú ăn cỏ và dịch vị của con người được xác định là chỉ tương đương thú ăn cỏ. Tức là con người không có đủ dịch vị để tiêu hóa thịt giống như ở các loài thú ăn thịt. Bạn có thể cảm nhận rõ khi ăn nhiều thịt thì con người sẽ cảm thấy rất đầy bụng, còn khi mới tập ăn chay sẽ cảm thấy sót ruột, nhanh đói vì dịch vị của mình thích nghi và tiêu hóa tốt lượng thức ăn đó. Dịch vị của con người không đủ để tiêu hóa được hết lượng thịt nạp vào cơ thể như ở thú ăn thịt và khi tồn đọng trong cơ thể lâu sẽ có nguy cơ chuyển hóa thành các độc chất có hại.
Con người không có răng nanh và móng vuốt
Một biểu hiện ra bên ngoài của con người có thể dễ dàng nhận thấy đó là con người không có răng nanh và móng vuốt giống như ở các loài thú ăn thịt.
Độc tố phát ra do đau đớn, sợ hãi của loài vật
Khi con vật bị giết, nó rất sợ hãi, nóng nảy, bức xúc, đau đớn, có thể là thù hận từ đó có thể sinh ra các chất độc tồn đọng lại sâu trong thịt của chúng.
Lòng từ bi, bình đẳng
Mọi chúng sinh đều có phật tánh.
Tránh quả báo luân hồi
Đức Phật có nói tất cả nữ nhân trên đời là mẹ ta, tất cả nam nhân trên đời là cha ta. Mình đã luân hồi qua vô lượng kiếp và bất cứ chúng sinh nào cũng có thể là cha, mẹ của ta ở vô lượng kiếp trước.
4 điều không nên khi ăn chay
Không nên kiêu mạn
Không nên háo danh
Không nên ép xác
Không nên ăn chay giả mặn