Trung Quốc là quốc gia có nền văn hóa rất lâu đời và sâu sắc vào hàng bậc nhất thế giới, với hàng nghìn năm lịch sử. Vậy nước ta bị ảnh hưởng như thế nào từ văn hóa của Trung Quốc?
Trung Quốc có bề dày lịch sử lên tới hàng nghìn năm. Quốc gia này đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên các quốc gia khác trong khu vực châu Á. Đặc biệt Trung Quốc còn gây được sự ảnh hưởng lớn đến văn hóa của nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí là cả Việt Nam. Vậy thì ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam sâu sắc đến thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây.
Văn hóa Trung Quốc bắt đầu ảnh hưởng đến Việt Nam từ khi nào?
Theo một số sách và tài liệu lịch sử cho biết, người Việt cổ là những thế hệ người Việt đầu tiên, sinh sống vào khoảng năm 2879 TCN ở vùng phía Nam thuộc sông Trường Giang, Trung Quốc. Về sau này các bộ lạc người Việt cổ cùng nhau đi xuống phía Nam để tìm đất và nơi ở, nên đã hình thành nên các nhà nước đầu tiên của Việt Nam.
Khi đến thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, các vương quốc Trung Hoa cổ đại tìm cách mở mang bờ cõi, chiếm lãnh thổ phía Nam rất nhiều của các dân tộc người Việt. Một số bộ tộc người Việt còn bị bắt giữ, bị đồng hóa với người Trung Quốc. Đỉnh điểm nhất phải kể đến đó là thời kỳ Tần Thủy Hoàng lên ngôi và thống nhất Trung Hoa.
Từ đó văn hóa Trung Quốc bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ hơn, các nhà nước của người Việt dần bị các vương triều của người Hoa thôn tính và đồng hóa. Cho đến thế kỷ thứ I sau CN, tất cả các nhà nước cổ đại của Việt Nam đều bị tiêu diệt hoàn toàn. Người Việt khi đó chịu sự đồng hóa văn hóa Trung Quốc vô cùng sâu sắc.
Những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam quan trọng nhất
Văn hóa Trung Quốc không thể phủ nhận rằng đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến đời sống tinh thần và nền văn hóa lâu đời của Việt Nam. Tuy nhiên người dân chúng ta không áp đặt hoàn toàn văn hóa Trung Quốc mà đã linh hoạt thay đổi, cải biến để biến chúng thành văn hóa truyền thống của Việt Nam. Một số ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam theo bề dày hàng nghìn năm lịch sử có thể kể đến như sau:
1. Về tôn giáo
Trung Quốc nổi tiếng với những tôn giáo và giáo lý khác nhau. Nhiều tôn giáo và giáo lý có sự ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa của Việt Nam. Đặc biệt phải kể đến Nho giáo, đạo giáo do Khổng tử và Lão tử sáng lập. Bên cạnh đó, hệ Phật giáo Bắc tông từ Trung Quốc cũng ảnh hưởng sâu sắc đến nền Phật giáo của Việt Nam về sau này.
2. Về giáo dục
Nước ta bị ảnh hưởng lớn về văn hóa, nhất là trong giáo dục khi được kế thừa tinh hoa của nền giáo dục Trung Quốc. Điển hình có thể kể đến đó là hệ thống khoa cử, với sự phân chia rõ rệt các khoa thi, người đứng đầu khoa cử như Trạng Nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, hệ thống các Tiến sĩ, Thái học sinh,…
Đó đều là kết quả của việc Trung Quốc muốn xây dựng chế độ quân chủ tập quyền tại các nước Đông Nam Á theo mô hình giống như với Trung Hoa. Do đó Nho giáo được chú trọng và trở thành thước đo, nền tảng cho giáo dục thời bấy giờ.
3. Về y học
Ngày nay Việt Nam có y học cổ truyền dân tộc, hay Đông y là thứ được chúng ta kế thừa từ nền y học hàng nghìn năm của Trung Quốc. Y học cổ truyền chủ yếu thiên về việc nghiên cứu các loại thảo dược tự nhiên, dược tính và tác dụng trong chữa bệnh, nâng cao sức khỏe.
Bên cạnh đó, y học cổ truyền dân tộc của Việt Nam còn được kế thừa các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của Trung Quốc như châm cứu, xoa bóp trị liệu, bấm huyệt, giác hơi,… và hàng loạt các phương pháp khác. Điều đó cho thấy nền tảng kiến thức đồ sộ của Trung Quốc thật đáng kinh ngạc.
4. Về nghệ thuật, kiến trúc
Trung Quốc nổi danh là đất nước có những kiến trúc sư, họa sĩ vô cùng tài năng và xuất chúng. Các công trình vĩ đại như Vạn lý trường thành hay cung điện, lăng tẩm, nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc, hội họa, điêu khắc,… Tất cả đều có sự ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa nghệ thuật và kiến trúc của Việt Nam sau này. Hoàng thành Thăng Long, Văn miếu, tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống chính là minh chứng rõ nét cho sự ảnh hưởng này.
5. Về chữ viết
Trong suốt giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc, nước ta chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc cực kỳ sâu sắc. Họ đã có ý định đồng hóa, biến nước ta thành một quận bằng cách dạy chữ Hán, truyền bá văn hóa, tư tưởng đến người dân nước ta. Nhờ đó mà người Việt đã có thể sáng tạo ra chữ Nôm từ chữ Hán, vận dụng các thể thơ một cách linh hoạt và điêu luyện trong văn học.
6. Về trang phục
Các thời đại vua chúa của Việt Nam đều sử dụng những trang phục lấy cảm hứng từ trang phục của quý tộc và vua chúa Trung Quốc. Tuy nhiên chúng ta có sự sáng tạo và phát triển riêng chứ không hoàn toàn sao chép ý tưởng trang phục của họ. Nhờ đó mà bản sắc dân tộc vẫn được giữ gìn và phát huy.
7. Về ẩm thực
Trung Quốc nổi tiếng với nền ẩm thực thuộc vào hàng bậc nhất châu Á hiện nay, với đồ sộ các trường phái ẩm thực, sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực từng vùng miền,… Đó là bởi người Trung Quốc xem trọng việc nấu nướng, mỗi món ăn được tạo ra đều phải thật sự ngon, là tác phẩm nghệ thuật đích thực giúp hài lòng bất kỳ ai khi thưởng thức. Việt Nam được thừa hưởng ẩm thực Trung Hoa và đã tự phát triển nền tảng ẩm thực của riêng mình qua việc sáng tạo nhiều món ăn hoặc biến tấu các món sẵn có của Trung Quốc.
8. Về các phong tục, lễ hội
Rất nhiều các phong tục, lễ hội của người Việt Nam được phát triển và kế thừa từ chính Trung Quốc. Đặc biệt nhất phải kể đến đó là Tết Nguyên Đán, Tết hàn thực và nhiều ngày lễ quan trọng khác trong năm. Tuy nhiên người dân Việt Nam đã thay đổi để khiến những ngày lễ, các phong tục truyền thống trở nên gần gũi và mang bản sắc dân tộc nhiều hơn thay vì lệ thuộc vào Trung Quốc.
9. Về chính trị – xã hội
Hệ thống chính trị – xã hội của Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ Trung Quốc. Thể hiện rõ nhất là ở cấu tạo bộ máy chính quyền trung ương, với vua là người đứng đầu nhà nước, bên dưới là tể tướng, quan nhất phẩm, nhị phẩm,… Bên cạnh đó hệ thống quản lý cấp địa phương cũng được sắp xếp khoa học, rõ ràng, giúp cho việc quản lý đất nước được thuận tiện, nhanh chóng.