Vua A Xà Thế là Hóa thân Bồ Tát
Pháp Giới 8 tháng trước

Vua A Xà Thế là Hóa thân Bồ Tát

Vua A Xà Thế được người học Phật biết đến phần lớn ở Điển tích giam mẹ, giết cha trong kinh Quán Vô Lượng Thọ. Vua phạm trọng tội Ngũ nghịch, sau nhờ sám hối và giác ngộ Phật pháp mà quay trở lại hộ trì Chánh Pháp.

  • Ngài Quả Khanh là hóa thân Bồ Tát.
  • Hàng phục rắn thành tinh.
  • Hàng phục Hồ ly tinh.
  • Cách trừ tà ma linh nghiệm nhất.
  • Lục căn, lục trần và lục thức là gì.
  • Bạn đã trì chú Đại bi đúng cách chưa.
  • 10 Chuyện tâm linh có thật.
  • Hội Long Hoa là gì.
  • Sự thật về hạn Tam tai.
  • 10 Điều quan trọng Phật tử tại gia cần biết.
Vua A Xà Thế là Hóa thân Bồ Tát
Vua A Xà Thế là hóa thân Bồ Tát

Ít người biết rằng ông có công rất lớn trong việc phân chia xá lợi của Đức Phật. Nhờ có 8400 viên xá lợi Phật này, mà sau này chắt của ông: Vua A Dục, đem xá lợi ấy sai khiến quỷ thần đặt khắp cõi nhân gian. Đến sau này khi pháp hóa được lưu truyền đến đó, các tháp sẽ đều theo thứ tự xuất hiện, như những tháp ở chùa Dục Vương, Ngũ Đài v.v…

Vua A Xà Thế là hóa thân Bồ Tát

Thực ra thì Vua A Xà Thế là hóa thân Bồ Tát. Lời này được Tổ Ấn Quang xác nhận chớ không phải Tuệ Tâm tôi tự nghĩ ra đâu nhé. Qua lời giải thích của Tổ, ta mới cảm được ơn đức khôn cùng của vua A Xà Thế. Nếu Ngài không phương tiện thị hiện hạnh xấu ác để đức Phật thuyết kinh Quán Vô Lượng Thọ; Chúng sanh thời mạt pháp vô phương ra khỏi sanh tử luân hồi. Trong văn sao Tổ dạy:

“Bởi thời mạt pháp chúng sanh nghiệp nặng tâm tạp. Nếu dùng tự lực đoạn Hoặc, chứng đạo trong đời này thì hàng trung hạ căn không cách gì thành tựu được. Do vậy, có bậc đại sĩ tên là A Xà Thế, vận lòng đại từ bi; Muốn cho đức Phật khai thị đại pháp môn đặc biệt, lạ lùng chẳng thể nghĩ bàn là pháp: “Cậy vào Phật từ lực, bỏ uế lấy tịnh; Khiến cho khắp những căn thượng trung hạ đều được lâm chung vãng sanh”;

Cho nên Ngài đặc biệt thị hiện hạnh xấu ác, làm chuyện đại ác nghịch: Giam cha, nhốt mẹ để làm duyên phát khởi; Ngõ hầu mẹ Ngài là bà Vi Đề Hy thỉnh Phật giáng lâm, nguyện lìa Sa Bà, nguyện sanh Tịnh Độ. Khi ấy, đức Thế Tôn phóng hào quang từ giữa chặn mày, hiện đủ mọi cõi Phật tịnh diệu. Bà mẹ chỉ nguyện sanh về cõi Cực Lạc, lại thỉnh cầu phương pháp để giúp chúng sanh được sanh về cõi ấy.

*

Bởi thế, đức Như Lai nói ra mười sáu phép diệu quán y báo, chánh báo. Những ai có thể y theo lời dạy tu hành, không một ai chẳng được mãn nguyện. Chẳng những thiện nhân được như thế, dù là kẻ Ngũ Nghịch, Thập Ác, lúc lâm chung tướng địa ngục hiện. Nếu được tri thức dạy niệm danh hiệu Phật hoặc đủ mười tiếng hoặc chỉ một tiếng: Cũng được nhờ Phật từ lực đới nghiệp vãng sanh. Thật có thể nói là ống thổi lò lớn để chuyển phàm thành thánh; Là đại pháp môn phô bày bổn hoài của Phật, có lực dụng vượt trội mọi giáo pháp trong cả một đời đức Phật.

Nếu Như Lai chẳng mở ra pháp này thì bao nhiêu chúng sanh trong đời Mạt Pháp ai có thể thoát lìa được biển khổ? Do vậy, biết Thích Ca, Di Đà nương đại nguyện luân, khởi lòng Từ vận tâm Bi độ thoát chúng sanh. Một vị thị hiện sống trong cõi uế, dùng uế, dùng khổ để chiết phục, đưa đi; Một vị thị hiện sống trong cõi tịnh, lấy tịnh, lấy vui để nhiếp thọ, un đúc; Còn vua A Xà Thế giúp sức tán trợ, riêng hiện tướng ác nghịch hòng thành tựu lòng chán lìa; Cùng với đức Thế Tôn hai cõi, đe và búa thành toàn cho nhau.

Một nghịch, một thuận, là hóa nghi (phương thức giáo hóa); Rốt ráo để chúng sanh đời Mạt rốt ráo đắc độ. Lợi ích ấy khó thể tán dương trọn hết. Làm chuyện phi đạo nhưng thông đạt Phật pháp, nếu chẳng phải là bậc đã chứng Pháp Thân từ lâu, ai có thể làm được?

Vua A Xà Thế phân chia xá lợi Phật

Khi hết thảy sự việc đã xong, đức Phật nhập Niết Bàn. Do lòng đại từ bi, Ngài hóa lửa tự thiêu, nát Pháp Thân vạn đức trang nghiêm thành tám hộc bốn đấu xá lợi. Mục đích để chúng sanh lễ bái, cúng dường; Khiến tăng trưởng phước điền, gây nhân thành Phật. Do vậy, trên trời trong cõi người, long cung, hải tạng…Nơi nào cũng đều được chia xá lợi, dựng tháp cúng dường. Phần xá lợi chia cho nhân gian được chia đều cho tám nước.

Riêng vua A Xà Thế được tám vạn bốn ngàn hạt. Ông cho làm tháp thờ nơi sông Hằng, lập vành đai gươm vây quanh để thủ hộ. Một trăm năm sau, chắt của vua tên là A Dục làm vua cõi Diêm Phù, oai đức tự tại. Ông vâng theo lời Phật phó chúc, chấn hưng Phật pháp; Đem xá lợi ấy sai khiến quỷ thần dùng bảy báu, các loại hương làm vữa; Trong vòng một ngày tạo ra tám vạn bốn ngàn cái tháp báu. Lại muốn cho những tháp ấy được phân bố khắp Năm châu. Vua nhờ tôn giả Da Xá dùng tay che mặt trời, năm ngón tay phóng quang tỏa ra tám vạn bốn ngàn đạo ánh sáng; Sai các quỷ thần mỗi người bưng một tháp đi theo ánh sáng. Ánh sáng chiếu đến đâu là hết thì đặt ở đấy.

Phàm chỗ nào Phật pháp chưa truyền đến đều đặt tháp trong đất nơi ấy. Đến sau này khi pháp hóa được lưu truyền đến đó, các tháp sẽ đều theo thứ tự xuất hiện, như những tháp ở chùa Dục Vương, Ngũ Đài v.v…Riêng đất Trung Hoa có 19 chỗ.

Vua A Xà Thế và Xá lợi Phật

Theo kinh A Dục Vương: “Tám vị Quốc vương tranh giành Xá lợi đều dấy binh gây chiến. Thiên Đế Thích tự mình đi đến nói cho biết, dùng chĩnh vàng mà phân chia. Vua A Xà Thế đếm tổng cộng tất cả được tám vạn bốn ngàn hạt Xá lợi; Ngoài ra có một sợi ria mép của Phật, không người nào dám lấy. Bởi vì Vua A Xà Thế đến đầu tiên nên được Xá lợi và sợi ria mép. Ông trở về rất hoan hỷ tấu nhạc vang lừng Trời đất.

Nan Đầu Hòa Long vương, hóa làm thân người, đến nơi Phật Niết bàn. Trên đường đi Long vương gặp vua A Xà Thế, liền nói với nhà vua rằng: Có thể mang một phần có được chia cho tôi chăng? Nhà vua nói: Không thể được! Long vương nói: Tôi là Nan Đầu Đà Hòa Long vương. Tôi có thể đem cả quốc độ của ông ra ngoài tám vạn dặm, chà nát thành bột. Vua A Xà Thế kinh sợ liền tặng cho sợi ria mép của Phật.

Long vương liền trở về dưới núi Tu di dựng lên tòa tháp bằng thủy tinh, cao tám vạn bốn ngàn dặm. Dựng tòa tháp thủy tinh lưu ly lên rồi liền đem Xá lợi an trí phụng thờ. Khi Vua A Xà Thế mạng chung về sau, vua A Dục chiếm được đất nước ấy. Lúc ấy có vị Đại thần thưa với vua A dục rằng: “Nan Đầu Hòa Long vương trước kia khinh thường vua A Xà Thế mà lấy mất sợi ria mép của Phật.”

*

Vua A Dục nghe rồi vô cùng giận dữ. Lập tức truyền cho các quỷ thần thống lĩnh làm lưới giăng bằng sắt, giăng khắp nơi trong nước ở núi Tu di muốn trói lấy Long vương. Loài Rồng vô cùng kinh hãi bèn cùng nhau tính kế rằng: Vua A Dục tin thờ Phật, nên chờ khi nhà vua ngủ mang cung điện chuyển đến đặt trong nước dưới núi Tu di. Ngài hiểu nguyên nhân thì giận dữ ắt phải chấm dứt. Thế là lập tức sai loài Rồng bưng lấy cung điện của vua A Dục. Nhà vua tỉnh giấc không biết là ở nơi nào, trông thấy tòa tháp thủy tinh cao tám vạn bốn ngàn dặm, trong lòng vừa mừng vừa sợ.

Long vương tự nhiên xuất hiện tạ lỗi rằng: Vua A xà Thế tự mình tặng cho tôi sợi ria mép của Phật, chứ tôi không chiếm đoạt. Lúc Đức Phật tại thế ban cho tôi lời quan trọng rằng: “Sau khi ta nhập Niết bàn đến thời kỳ kiếp thọ không còn, tất cả kinh giới và cà sa bình bát; Ta giao cho ông nên giữ lấy đưa vào cất giữ trong tháp này, đến lúc Di lặc xuất thế hãy mang ra. Vua A Dục nghe nói lời này liền tạ lỗi với Long Vương. Long vương liền sai các rồng mang cung điện nhà vua trở về đặt vào chỗ cũ”.

Vua A Dục thâu xá lợi

Cũng theo kinh A Dục Vương: “Xưa kia vua A Dục, muốn lấy toàn bộ Xá lợi của vua A Xà Thế đã có. Thế nhưng bởi vua A xà Thế làm vòng kiếm lớn bằng sắt đặt vào giữa dòng sông Hằng. Việc này khiến cho nước xoáy tròn giữ chặt nơi đặt Xá lợi, các loại phương tiện không thể nào lấy được. Vua hỏi Tỳ kheo Liên Hoa làm cách nào có thể lấy được? Tỳ kheo đáp rằng: “Ném vài ngàn hộc táo mắc vào trong đó thì có thể ngăn lại vòng xoáy.”

Vua Y theo lời nói này, lấy táo ném vào trong nước, táo theo vòng xoáy trôi vào trong lỗ hổng chốt lại, vòng kiếm lập tức đứng yên không xoay chuyển được. Vua mừng rỡ tưởng đoạt được xá lợi, nhưng thuyền ra sông đều bị Đại Long vương ngăn cản, không thể lấy được. Lúc ấy nhà vua hỏi rằng: “Làm sao có thể lấy được?”

Liên Hoa đáp: “Long vương có phước thiện hơn hẳn không biết cách nào có thể lấy được.”

Lại hỏi: “Vì sao biết Long vương có phước thiện hơn hẳn?”

Đáp rằng: “Dùng vàng ròng đúc tượng Long vương và tượng nhà vua, lấy cân để thử xem, bên nào nặng là phước thiện lớn.”

Vua lập tức đúc hai tượng rồi đem cân thì thấy tượng Long vương nặng gấp bội. Nhà vua chứng kiến việc này thì cần mẫn tu phước. Một thời gian sau lại tiếp tục đúc tượng, thấy tượng nhà vua và tượng Long vương nặng ngang nhau.

*

Nhà vua lại tu phước rồi tiếp tục đúc tượng. Lần này cân xem thì tượng nhà vua chuyển sang nặng hơn. Vua biết vậy liền dẫn các binh lính đi đến bên bờ sông. Khi đến bờ sông thấy Long vương tự nhiên xuất hiện dâng tặng các loại châu báu. Nhà vua nói với Long vương rằng: “Vua A Xà Thế để lại Xá lợi cho tôi, nay tôi muốn lấy.”

Long vương tự biết mình uy lực không bằng nhà vua, liền dẫn nhà vua đến nơi đặt Xá lợi, mở cửa lấy Xá lợi trao cho nhà vua. Nơi đặt xá lợi trước đây được vua A Xà Thế đặt đèn dầu, khi xá lợi được lấy ra thì các đèn đều tắt hết. Nhà vua cảm thấy kỳ lạ bèn hỏi Tỳ kheo Liên Hoa: “Vì sao vua A Xà Thế đoán được số lượng dầu đèn, lúc đến lấy Xá lợi bắt đầu tắt như vậy?

Tôn giả đáp rằng: “Lúc ấy có người giỏi về tính toán. Tính trong thời gian một trăm năm phải sử dụng số lượng dầu như thế. Nhờ cách như vậy cho nên dùng đến bây giờ”.

Những bài học Vua A Xà Thế để lại cho hậu thế.

Chuyện về Vua A Xà Thế để lại cho người học Phật 03 bài học sâu sắc:

Nhân nào quả nấy

Nguyên tiền thân của Vua là một vị tu tiên chưa đắc đạo. Khi vua cha Tần Bà Sa đi săn thất bại nên lỡ tay giết chết tiên nhân. Tiên nhân do oán nghiệp mà đầu thai làm con trả thù. Nhân nào quả nấy, thật không thể xem thường!

Sức mạnh vô biên của sám hối

Sức mạnh của pháp sám hối không thể nghĩ bàn. Vua phạm đại tội ngũ nghịch, nhưng sau khi biết sinh tâm hổ thẹn ăn năn tự trách, nên tội nặng mà trả quả nhẹ. Về sau ông hộ trì Phật pháp lấy công chuộc tội nên phạm tội Ngũ nghịch mà chỉ phải đọa làm mãng xà rồi được sa môn cứu độ sanh Thiên.

 Cận tử nghiệp vô cùng đáng sợ

Xưa kia vua A Xà Thế cả đời thờ Phật, giữ vững năm giới. Khi lâm chung do người hầu cầm quạt đuổi ruồi. Do quạt lâu mệt mỏi, hôn trầm, đánh rơi cây quạt rớt trúng mặt vua. Tâm vua do đó sanh phiền hận, ngay lập tức mạng chung. Do một niệm ấy liền mang thân mãng xà. Do sức túc phước, còn biết được nhân ấy bèn cầu sa môn dạy cho Tam Quy, Ngũ Giới. Cuối cùng được thoát thân mãng xà, sanh lên trên cõi trời. Bởi người sắp tắt hơi thân thể thường đau nhức. Người đời thường không biết lý này nên xúc chạm thân thể, sửa đổi tay chân làm cho đau đớn, nên sanh lòng giận tức. Do một niệm đó, liền đọa vào đường ác, làm rồng, rắn, cọp, beo, hoặc các loài độc khác.

Tuệ Tâm 2021.

 

Sưu Tầm Bởi Tuệ Tâm Admin ( https://kinhnghiemhocphat.com/ )

Xem Thêm:   Mạt Na Thức là gì

29 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog