Tam minh là gì
Pháp Giới 10 tháng trước

Tam minh là gì

Tam minh là ba cảnh giới tu chứng, bao gồm: Thiên nhãn minh, Túc mệnh minh và Lậu tận minh. Ba cảnh giới này, nơi quả vị bậc A La hán gọi là Tam minh, nơi quả vị Phật gọi là Tam đạt. Vì không những biết mà còn trong sáng viên mãn nên gọi là Minh. Không những minh là còn thông đạt nên gọi là Đạt.

  • Lục thần thông là gì.
  • Tam giới là gì.
  • Thiên Ma là loại ma gì.
  • Hội Long Hoa là gì.
  • Sự Thật về hạn Tam tai.
  • Cảnh giới trên bước đường học Phật.

Tam minh hiểu theo nghĩa ở trên thuộc về phần căn bản. Phần sâu mầu về nghĩa lý thì cách giải thích của Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Tiểu Thừa có khác nhau.

Tam minh là gì
Tam minh là gì

Tam minh là gì

Theo Phật giáo Đại thừa thì Tam minh  gồm ba cảnh giới người tu chứng được: Thiên nhãn thông, Túc mệnh thông và Lậu tận thông. Người chứng được Lậu tận thông là đắc quả A La Hán, vĩnh viễn ra khỏi sanh tử luân hồi. 

Thiên Nhãn Thông

Người chứng được Thiên Nhãn Thông có thể nhìn thấy khắp cả Tam thiên Đại thiên thế giới, không chướng ngại. Từ Địa ngục cho tới Cõi Trời, tất cả rõ ràng như nhìn trong lòng bàn tay. Trong hàng đệ tử của Phật, Tôn giả A Na Luật là bậc đứng đầu về Thiên Nhãn Thông.

Túc Mạng Thông

Người chứng đắc Túc Mạng Thông có khả năng nhìn thấu được quá khứ hiện tại vị lai, cùng các tiền kiếp hậu kiếp của bất kỳ chúng sinh nào. Họ biết hết tất cả việc thiện ác ta đã làm trong vô lượng kiếp trước.

Lậu Tận Thông

Lậu tận thông chính là không còn dục lậu nữa, hoàn toàn không còn lòng dâm dục nữa. Là đoạn trừ tất cả phiền não tham sân si mạn nghi…bao gồm phiền não thô lẫn tế. Theo đó thì Lậu: Gồm tài, sắc, danh, thực, thùy, bạn chấp trước gì, tham ái đều là lậu. Người tu hành đắc được quả vị này trở thành bậc A La Hán.

Ngài Tuyên Hóa bảo: “Nếu đem so xác thân chúng ta với một cái bình nhựa thì: Bạn tham tài giống như dùi vào bình một lổ. Tham danh thì dùi một lổ, tham lợi, sắc, ăn, uống, chơi, ngủ v.v… Mỗi mỗi đều dùi một lổ, như vậy bình này có vô số lỗ.”

Nam nữ hành dâm là đại lậu, gây ra lổ thủng lớn nhất. Cho nên hễ đa hành dâm thì tinh mệt lực tận, sẽ khiến người mau mất mạng. Hãy nghĩ xem, nếu một cái bình có đầy lổ thủng lớn nhỏ chi chít, thì đã thành đồ rỉ chảy, muốn chứa đầy nước cũng không làm sao được, bởi có quá nhiều rò rỉ.

Cho nên Ngài Tuyên Hóa giảng có sáu cách để ngăn ngừa rỉ Lậu gồm: Không tranh, không tham, không cầu, không tự tư, không tự lợi, không vọng ngữ.

Người đắc Túc mạng thông vẫn chưa phải giải thoát

Khi chưa đắc được Lậu tận thông tất vẫn còn ở trong vòng sanh tử luân hồi. Vì vậy người tu chưa đắc được Tam minh, cho dù có đắc được đến cảnh giới của Túc mạng thông cũng chỉ nên soi về tự tánh, nếu không sẽ lạc vào ma cảnh. Trong niệm Phật Thập Yếu có kể về gương của ông Ngụy Tịch Phủ như sau:

Vào khoảng Thanh mạt bước sang thời Dân Quốc, ở Trung Hoa có ông Ngụy Tịch Phủ vốn là thiền hữu của cư sĩ Dương Nhân Sơn. Ngụy Tịch Phủ tu tập thiền định gần ba mươi năm, một hôm bỗng được Thiên Nhãn Thông. Ban sơ ông thấy những vật ngoài tường vách, kế lại thấy rõ hững việc xung quanh vài ngoài mươi dặm như ở trước mắt. Biết mình đã đắc Thiên Nhãn, ông rất kinh ngạc vui mừng!

Ban đầu chỉ thấy thôi, sau lại nghe rõ cả tiếng người và cầm thú ở ngoài xa. Đó là Thiên Nhĩ Thông tùy theo phát hiện. Lần hồi những sự vật ngoài mấy ngàn dặm, cũng đều thấy nghe được. Sau đó những việc chưa phát hiện, ông vẫn thấy nghe và hiểu biết rõ ràng. Đây là cảnh chứng của Túc Mạng Thông.

*

Bấy giờ phe đảng của Hồng Tú Toàn thuộc nhóm Thái Bình Thiên Quốc chưa khởi sự đánh Thanh triều, nhưng Ngụy Tịch Phủ đã thấy trước  chiến cuộc xảy ra ở Quảng Tây lần hồi đến Tô Châu, nhân dân chết vô số. Bởi mục kích nhiều trạng thái chết chóc rất thê thảm, ông quá xúc động, gặp ai cũng thương khóc bảo: “Đại loạn sắp đến nơi rồi. Dân chúng sẽ bị tàn lục khổ sở đáng thương xót, biết làm sao?”

Lúc đó mọi người nghe ông nói thế, ai cũng cho là điên. Cư sĩ Dương Nhân Sơn bấy giờ ở kinh sư thường gần gũi ông, nên biết rõ việc ấy. Kế đó giặc xảy ra thật. Đến khi loạn bình rồi, Dương Nhân Sơn cư sĩ gặp Ngụy Tịch Phủ ở Dương Châu mấy lần, thấy ông vẫn còn khóc lóc.

Sau Nhân Sơn gặp cư sĩ Đinh Phước Bảo, trần thuật lại sự việc và nói: “Đó là cảnh bi ma ám nhập. Phàm người tu đến lúc đắc lực, Thiên Nhãn Thông ngẫu nhiên phát hiện. Khi đó nên soi về tự tánh, đừng để cho sắc trần làm lay chuyển. Nên biết các thần thông ta vẫn sẵn có, không nên quá mừng rỡ kinh ngạc cho là sự lạ kỳ.”

Các định nghĩa khác về Tam minh

Theo Tạng Kinh Nikāya thì Tam minh được định nghĩa như sau.

Túc Mạng Minh

Cũng gọi là Túc mạng trí chứng minh. Túc trụ tuỳ niệm trí tác chứng minh. Túc trụ trí chứng minh. Túc trụ trí minh. Túc mạng minh. Túc mạng trí: Đây là Trí huệ biết rõ tướng trạng của mình và của chúng sinh từ một đời về trước cho đến trăm ngàn vạn ức đời trước, kiếp trước.

Thiên Nhãn Minh

Cũng gọi là Sinh tử trí minh. Sinh tử trí chứng minh. Tử sinh trí minh. Thiên nhãn trí. Tức là trí biết về sinh tử của các loài hữu tình. Chỉ cho trí tuệ sáng suốt, biết rõ tướng trạng sống chết trong tương lai của các loài hữu tình. Tức là đối với lúc còn sống hoặc lúc đã chết, thiện sắc, ác sắc, thượng sắc, hạ sắc của tất cả chúng sinh đều rõ biết. Đồng thời biết rõ chúng sinh do ba nghiệp thân, miệng, ý mà làm điều thiện, điều ác. Do nhân duyên chính pháp hoặc tà pháp mà sau khi chết sẽ sanh và đường lành hạnh phúc hoặc đường ác khổ đau.

Lậu Tận Minh

Cũng gọi là Lậu tận trí chứng minh, Lậu tận trí minh, Lậu tận trí: Cần phải được chứng ngộ bởi tuệ, dùng trí huệ biết rõ như thật và chứng đắc lý Tứ Đế, giải thoát tâm hữu lậu, diệt trừ tất cả phiền não.

(Tam minh là gì)

Tuệ Tâm 2021.

Sưu Tầm Bởi Tuệ Tâm Admin ( https://kinhnghiemhocphat.com/ )

Xem Thêm:   Tiền Giang: Chùa Huệ Quang, Dư Khánh và tịnh xá Ngọc Hiệp trao quà từ thiện nhân mùa Vu lan

9 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog