Sát Na là gì
Pháp Giới 11 tháng trước

Sát Na là gì

Sát Na là gì? Sát Na là một thuật ngữ của Phật pháp chỉ về khoảng thời gian siêu ngắn, được dùng để chỉ sự sanh diệt của vọng tưởng ở mức độ Vi tế. Chỉ có Phật nhãn mới có thể quán sát được sự sanh diệt này, bởi trí thế gian không thể nào hình dung hay nhận biết cho được. Bạn hình dung như thế này để hiểu được thế nào là một Sát Na: “Trong khoảnh khắc một cái búng tay, có ba mươi hai ức ức niệm. Trong một niệm có chín mươi sáu sát na. trong mỗi một sát na lại có chín trăm sự sinh diệt.” Một Sát Na siêu ngắn và vi tế như thế đó!

Bồ Tát Phổ Hiền cũng dùng Sát na để mô tả về sự siêu dẫn dắt của Nguyện lực. Điều này được thuyết trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện – Kinh Hoa Nghiêm: “Người này khi sắp mạng chung, trong khoảng sát na rốt sau, tất cả các căn thảy đều tan hoại, tất cả quyến thuộc thảy đều lìa bỏ, tất cả oai thế thảy đều lui mất. Duy có nguyện vương này chẳng rời bỏ nhau, trong tất cả thời, nó đều dẫn dắt ở trước. Và trong khoảng một sát na, kẻ ấy liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.”

  • Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối là gì.
  • Linh hồn người chết là gì.
  • Từ bi hỷ xả là gì.
  • Đạo Phật là gì.
  • Thanh tịnh nghĩa là gì.
  • Thế nào là Vạn sự tùy duyên.
  • Hướng dẫn cách tu tịnh độ tại gia.
Sát Na là gì
Sát Na là gì

Sát Na là gì

Sát na dùng để chỉ sự sanh diệt vi tế của vọng tưởng. Bởi vậy nên năm xưa, khi phân tích về hai mức độ thô và tế của vọng tưởng, Ngài Thiền Tâm bảo: “Vọng tưởng cũng có hai phần: thô và tế. Vọng tưởng thô ai cũng biết, bởi hành tưởng nó rất rõ ràng. Người xưa bảo: “Mới tu sợ vọng tưởng, tu lâu sợ hôn trầm.” Lời này duy đúng một phần, không được cứu cánh lắm, vì đó chỉ nói về phần tán loạn thuộc vọng tưởng thô. Đến như về phần vọng tưởng vi tế, người tu già dặn cũng phải e ngại.

Bởi khi niệm Phật dụng công chặt chẽ kín đáo, tạp tưởng thô phù cố nhiên phải lặng chìm, song rất khó nhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế. Ví như một ao nước đục, khi bọt nổi lên mặt ao ta mới nhận thấy. Còn phần khí thể nhỏ nhẹ từ dưới đáy ao được cổ động lên, hoặc sôi tim nhỏ trên mặt nước, hoặc đến nửa chừng rồi không lên được, muốn thấy rõ nó, cần phải có một ao nước thật trong. Người niệm Phật lâu, đến trình độ nước tâm trong lặng, mới thấy biết được vọng tưởng vi tế.

Bạch Thánh pháp sư, một buổi sáng từ nơi giường bước lại ghế ngồi, trong khoảng chừng ba giây đồng hồ, đã phát giác trong tâm mình nổi lên đến vài mươi vọng niệm sai biệt. Chừng ấy Ngài mới chứng minh được lời nói trong kinh Phật: “Một niệm có chín mươi sát na, một sát na có chín trăm sanh diệt.” Đây là vọng tưởng thuộc loại vi tế.

Sát Na là gì: Kinh sách luận như thế nào?

Theo sách Tây Quốc truyện của Pháp sư Huyền Trang nói: “Âm dương luân chuyển, nhật nguyệt xoay vần. Tên gọi tuy khác, nhưng thời gian giống nhau. Theo chuôi sao chỉ mà đặt tên tháng. Thời gian ngắn nhất gọi là sát na”. Như luận Tân Bà-sa nói: “Lượng sát na ấy, làm sao biết được?” Có người bảo theo như luận Thi Thiết nói: “Như người thiếu phụ lúc se lông thú, nhanh nhẹn phấn chấn, lựa từng sợi nhỏ, không ngắn không dài, sao cho bằng nhau, gọi là lượng đát sát na”. Luận ấy không muốn nói sợi lông ngắn dài, chỉ nói sợi lông thú theo ngón tay lựa ra, tùy theo số lượng lựa ra bao nhiêu, gọi là đát sát na. 

Hỏi: Trước đây hỏi về sát na, tại sao lại dẫn chứng luận Thi Thuyết nói về đát sát na?

Đáp: “Trong luận nầy đưa ra cái lớn lao để làm hiển hiện cái vi tế. Vì cái vi tế rất khó nhận thức, không thể hiển hiện ra được”. Gọi một trăm hai mươi sát na thành một đát sát na. Sáu mươi đát sát na thành một liệp phược. Liệp phược nầy có bảy hai trăm sát na, ba mươi liệp phược thành một mâu hô lật đa. Mâu hô lật đa nầy có hai trăm mười sáu ngàn sát na. Ba mươi mâu hô lật đa thành một ngày đêm. Một ngày đêm còn thiếu hai mươi sát na mới đủ sáu mươi lăm ức sát na. Thân ngũ uẩn nầy, trong một ngày đêm trải qua ngần ấy sát na mà sinh diệt vô thường.

*

Có người bảo: “Điều nầy còn lớn lao, không phải là lượng sát na. Theo nghĩa của ta, như trong khoảnh khắc tráng sĩ búng ngón tay, đã trải qua sáu mươi bốn sát na”. Có người bảo: “Không phải thế, theo nghĩa của ta, như có hai tráng sĩ bứt đứt hết rất nhiều sợi tơ Ca thy cực mảnh, tùy theo số sợi tơ đứt hết bao nhiêu thì lượng Sát na đã trải qua đến bấy nhiêu”.

Có người bảo: “Không phải thế, theo nghĩa của ta, như hai lực sĩ nắm chắc nhiều sợi tơ Ca thy cực mảnh. Có một lực sĩ lấy cây dao bằng thép cứng trăm lần tinh luyện tốt nhất của cả nước, chặt nhanh. Tùy theo số tơ đứt bao nhiêu thì lượng sát na đã trải qua đến bấy nhiêu.

Có người bảo: Còn lớn lao, không phải là lượng sát na. Lượng sát na thật, Thế-tôn không nói”.

Như Thế-tôn nói: “Có bốn nhà thiện xạ, cầm sẵn cung tên cùng đứng dựa lưng chụm sát vào nhau, sắp bắn đi khắp bốn phương. Có một người nổi tiếng nhanh nhẹn, đến nói với bọn họ: Bây giờ, các ông có thể cùng bắn tên ra một lượt, tôi có thể chụp lấy từ khắp bốn phía không cho rơi xuống. Thế nào? Người nầy có nhanh nhẹn không?”

Tỳ-kheo bạch Phật: “Rất nhanh nhẹn thưa Thế-tôn”.

*

Phật nói: “Người ấy không nhanh nhẹn bằng Địa hành Dược Xoa. Địa hành Dược Xoa không nhanh nhẹn bằng Không hành Dược Xoa. Không hành Dược Xoa không nhanh nhẹn bằng Tứ đại thiên vương. Tứ đại thiên vương không nhanh nhẹn bằng hai vầng nhật nguyệt. Hai vầng nhật nguyệt không nhanh nhẹn bằng Kiên hành thiên tử. Kiên hành thiên tử nầy nhanh nhẹn hơn hai vầng nhật nguyệt”. Chư Thiên nầy lần lượt nhanh nhẹn. Thọ, hành của chư Thiên sinh diệt nhanh nhẹn hơn cả chư Thiên nầy. Sát na lưu chuyển không hề ngừng. Do đó mới biết Thế-tôn không nói lượng sát na thật.

Hỏi: Tại sao Thế-tôn không nói lượng sát na thật giúp Tỳ-kheo kia?

Đáp: “Vì không có chúng sinh nào có thể biết được”.

Lại nữa, theo kinh An Bát nói: “Trong khoảnh khắc một cái búng tay, tâm có chín trăm sáu mươi chuyển biến”. Lại kinh Nhân vương nói: “Trong một niệm có chín mươi sáu sát na. trong mỗi một sát na lại có chín trăm sự sinh diệt. Lại nữa, kinh Bồ tát Xử Thai nói: “Trong khoảnh khắc một cái búng tay, có ba mươi hai ức ức niệm. Niệm niệm thành hình. Hình hình đều có thức. Uy lực của Phật thâm nhập vào các thức vi tế nầy giúp chúng sinh đều được độ”.

Các bộ Luận, chư Tổ nói gì về Sát Na

Lại nữa, luận Tỳ-đàm gộp lại thành mười hai lớp: Một lớp gọi là sát na, hai gọi là đát sát na, ba gọi là la bà, bốn gọi là ma hầu la, năm gọi là ngày đêm, sáu gọi là nữa tháng, bảy gọi là tháng, tám gọi là mùa, chín gọi là hành, mười gọi là năm, mười một gọi là song, mười hai gọi là kiếp. Một sát na chuyển thành một niệm. một trăm hai mươi sát na là một đát sát na, chuyển thành một nháy mắt. sáu mươi đát sát na là một hơi thở. Một hơi thở là một la bà. Ba mươi la bà là một ma hầu la, chuyển thành một giây lát. ba mươi ma hầu la là 1 ngày đêm, gồm có sáu trăm ba mươi tám vạn sát na.

Luật Tăng Chi nói: “hai mươi niệm là một nháy mắt, hai mươi nháy mắt lá búng tay. Hai mươi búng tay là 1 La dự. Hai mươi La dự là một giây lát. Một ngày đêm có ba mươi giây lát. Lúc ngày dài nhất có mười tám giây lát, đêm có 12. Lúc ngày ngắn nhất có mười hai giây lát, đêm có mười tám. Lúc xuân phân, thu phân, ngày đêm có giây lát bằng nhau”. Lại nữa, luận Trí Độ nói: “Ngày đêm chia làm 6, có ba mươi thì. Lúc Xuân phân, Thu phân, ngày đêm mỗi nữa có mười lăm thì. Thời gian còn lại tăng giảm khác nhau: Vào tháng năm, ngày có mười tám thì, đêm còn mười hai thì. Vào tháng mười, đêm có mười tám thời, ngày còn mười hai thì”.

Luận về Sanh Diệt của Vọng niệm trong từng Sát Na

Kinh Bát Nhã Nhân Vương luận giải nói: “…Sau phân biệt giải ba nghĩa chữ duyên sanh: vì sanh diệt bản chất nó chẳng phải Không. Nay lấy điểm nhanh gấp của không không dừng nghỉ làm rõ nghĩa Không là không. Vì muốn làm sáng tỏ nghĩa Không nên nói tức có tức không v.v… Nói tóm lại các pháp hữu đều quy về nghĩa Không, có khác đôi chút với phần chú giải.

Các phái Tiểu Thừa luận dẫn chứng minh pháp sanh diệt trước sau phần giống điểm khác mỗi mỗi đều phân minh. Song tất cả không khỏi có sự nhầm lẫn. Ngọn lửa lan nhanh khí thế dữ dội; đúng ra phải gọi lửa quá nhanh lan tràn cháy trong tích tắc mãnh liệt; nhanh đến độ không theo kịp để thí dụ, nghĩa Không cũng thế. Bên trên dùng các pháp để chỉ rõ nên biết các pháp liền sanh liền diệt. Kế dùng tâm chứng minh gọi sát na hay tích tắc; nhưng ý lại khó hiểu nên phải giải thích như trong một niệm có 90 sát na.

Luận một sát na là thời gian rất ngắn mà phải trải qua 900 lần sanh diệt; giả sử lấy tình đo lường phân biệt hoàn toàn không thể giải được nên phải dùng ý niệm bất tư nghì (không thể nghĩ bàn) để mới có thể lãnh hội. Như Viên giáo – Ðốn giáo chỉ rõ ràng cho rằng một niệm quán khắp vô lượng kiếp thì 900 lần sanh diệt thật chẳng đủ vào đâu, nên phải dùng lý hiểu, khó có thể dùng lời tả hết được.

*

Sau giải thích 90 sát na nhìn chung theo hai khía cạnh: phàm và không. Nếu tính từ một tới nhiều thì một niệm bao hàm 90 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt. Chín mươi sát na phải là ngàn lần sanh diệt. Muốn xác định thật không thể được, vì tâm vốn Không. Nhưng nếu tính từ nhiều tới ít sanh diệt không hiện ở sát na; sát na không hiện nơi nhứt niệm. Trong niệm muốn xác định thật cũng không thể được, vì chính niệm ấy là Không.

Cho nên nói rằng tâm-pháp như bất khả đắc, đây là tâm Không. Tâm-pháp không rơi vào không đó là ai. Và đem tứ đại phân tích phải hình thành bởi các căn. Ðem chia chẻ tứ đại đến điểm cực nhỏ phân phân cũng bất khả đắc; như thế phân tích đến lân hư (vi trần lượng tử) là phân tích đúng, không như lối phân tích của ngoại đạo. Sắc diệt tâm không hẳn nhiên vô trụ có thể đạt đến vậy. Nhưng do dừng ở sanh diệt là duy trì tam tạng Phật quả, nhưng mong đạt vô sanh, vô lượng, vô tác là xa vời không thực tế. Cớ sao người đời nay muốn đem cái tâm thô thiển luận bàn chỗ uyên thâm của Phật Pháp?

Ta chưa thấy khả năng con người phản ảnh nhưng chỉ thấy sắc – không; suy bàn rộng lời dạy tuy lược mà lý lại đạt. Như Thông giáo cho rằng Thể Không nên không nói khác được. Riêng giải rõ tâm-sắc có một có khác, do tâm hay tạo tác vì thế nên không khác; pháp được tạo tác nên không phải một.

*

Ngoài ra do quyền giáo nên không một, thật lý nên không khác. Ðây chính là tôn chỉ của Biệt giáo. Nhưng sắc-tâm luôn tròn sáng, bản lai (bộ mặt thật) luôn vắng lặng. Khéo bàn ý đầy đủ bên trong. Vì duy trì Phật quả được thành tựu; muốn dùng trí bát nhã (trí tuệ), bát nhã sáng soi, muốn hóa độ chúng sanh chúng sanh được độ. Không những chỉ Bồ Tát hộ trì mà chư Phật cũng trợ lực hộ trì. Tại sao thế? Vì theo lý tất cả điểm đề cập đều giống nhau, nếu không như thế thì tổn thương đến huệ mạng làm mất pháp thân giả hữu làm sao giữ được cái vô úy? Kinh cũng dùng tâm nêu sắc để trở lại được soi sáng, cho nên biết sắc cũng vậy.

Sau dùng trí bát nhã soi sáng thành hai pháp quán chiếu để chỉ rõ trung đạo không. Vì bát nhã Không nên vô tướng, vì vô tướng nên chiếu soi; chỗ được chiếu soi hoàn toàn vắng lặng. Kinh Ðại Phẩm gọi đó là Ba nhược cũng là Bát nhã nói lệch đi. Song bát nhã phải hiểu rõ không có một pháp nhỏ nào có thể đắc cả. Vì thế, không các duyên các pháp đều Không gọi là Không kiến, nhưng không phải không thấy. Không thấy vì câu thiếu một chữ chỉ cái vô tướng, ấy là chân thật bát nhã, tức chứng đạt địa trụ.

*

Như trên nói vô lượng pháp môn của Thông giáo – Biệt giáo để đạt chánh đẳng tương tợ trí bát nhã cho chí các pháp Không cũng hoàn toàn không. Nói gọn gồm 12 pháp như đề cập ở đây hoặc 18 pháp Không như Ðại Luận giải thích v.v… Nhưng lấy Không phá Hữu, Hữu thành Không; Hữu tái lập lại được bất cứ gì nhưng vẫn là thế tục. Vì pháp hiệp nên có; vì có pháp nên có hợp tan. Tan là Không, là chân; hiệp là có, là tục. Tập (chứa nhóm) cũng là hiệp cả hai chân-tục luận mỗi pháp một bên.

Một bên là hai bên nhưng không phải trung đạo. Cả hai đều sáng là viên (tròn đầy). Tròn đầy là trung (ở giữa) là diệu. Mượn ba pháp đối chiếu để giải thích cần phải biết. Kế nêu rõ được và mất. Kinh Kim Cang Bát Nhã cho rằng nếu thấy có pháp đạt được là còn bị vướng chấp tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả đều vướng chấp thấy. Thấy tạm bợ như thế chưa dứt vẫn có pháp chứ không phải không pháp nên không thể khai nhãn được.

Vướng chấp hợp với mắt; nếu không cái thấy hữu vi ở đây đều đúng. Vì không khác thế gian nên chỗ thấy như phàm nhơn không phải do chánh quán. Cùng phàm phu mà Phật xuất thế gian hiểu rõ tướng thế gian hiển nhiên có khác. Tuy nhiên nếu thấy pháp thế gian không hiệp không tan ấy là thánh pháp; còn cảnh giới phàm chưa từng khác cũng chưa từng không khác, thế nên chấp chỗ tu chứng thế nào được.

*

Phần sau luận về các pháp, nêu tôn chỉ rõ pháp quán, nhận xét rằng sắc tức không; lý cùng biến nên bất động. Pháp ấy bình đẳng không hai không khác nên không thể đạt được.

Vì không sanh nên cũng không diệt; vô tướng cũng không vô tướng nên các pháp đều Như. Những phần luận khác như kinh giải thích là sơ địa. Rõ ràng tâm có đầy đủ 84,000 sát na trong mỗi niệm, chỉ một việc thật lý đồng nhất nầy nên dịch lầm là trí. Vì thế, phá tục ngoài kinh trong nhứt tâm phải hiểu là tất cả pháp. Vì nơi mỗi địa cũng có đủ công đức các địa khác như ở phần giải nêu rõ.

Do nghĩa chuyển tải, diệt chính là nghĩa năng đoạn như kinh Kim Cang song tùy theo nghĩa gọi tên; tên tuy khác nhưng lý đồng. Dựa theo danh tự, ý nghĩa văn để biểu hiện công đức bát nhã sâu rộng không thể nghĩ bàn. Kinh trước trình bày lời Phật dạy, sau nêu rõ công đức rộng lớn. Trước nói về kinh văn là giáo pháp chư Phật dạy không hiện ra nơi ba phần: danh tự, ý nghĩa và câu văn hay cũng gọi là danh thân, cú thân, văn thân, chính là ba đoạn, bao hàm thanh lẫn sắc chung làm một hợp thành giáo thể, như kinh dẫn dụng giải thích v.v…”

( Sát Na là gì – Theo Pháp Uyển Châu Lâm )

Tuệ Tâm 2021.

Sưu Tầm Bởi Tuệ Tâm Admin ( https://kinhnghiemhocphat.com/ )

Xem Thêm:   Chú đại bi là gì? Sự khác biệt giữa chú đại bi 3 biến, 5 biến, 7 biến, 21 biến

6 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog