Ngũ Nhãn là gì
Pháp Giới 11 tháng trước

Ngũ Nhãn là gì

Ngũ Nhãn là năm cảnh giới của cái “Thấy”, nhờ giữ giới tinh nghiêm và tinh tấn dụng công mà phát hiện ra. Ngũ Nhãn được khai mở theo từng mức độ từ thấp đến cao, bao gồm:

  1. Nhục Nhãn.
  2. Thiên Nhãn.
  3. Pháp Nhãn.
  4. Huệ Nhãn.
  5. Phật Nhãn.

Theo Hòa Thượng Tuyên Hóa thì, vị trí của năm loại nhãn này như sau: “Phật nhãn ở chính giữa trán, pháp nhãn và huệ nhãn ở hai bên trán. Thiên nhãn và nhục nhãn ở tại huyệt thái dương. Quỷ cũng có đầy đủ năm nhãn này, nhưng chẳng quang minh.” Người học Phật nếu tinh tấn dụng công và giữ giới tinh nghiêm thì Ngũ Nhãn tự khai mở. Còn nếu tu tập mà khởi tâm mong cầu Ngũ Nhãn Lục Thông, tất sẽ lạc vào Ma đạo! Hòa Thượng Tuyên Hóa bảo:

“Nếu người có ngũ nhãn lục thông, cũng không thể tùy ý loạn dụng. Ví như, dùng thần thông để quán sát thế giới có tai nạn gì, hoặc dùng thần thông cứu người mới có ý nghĩa, nếu giúp đỡ người khác cũng không thể để cho người biết. Ðắc được ngũ nhãn lục thông phải trân tiết, không nên lo việc vô ích. Chỉ nên quán vào tự tánh, chớ tùy ý loạn dụng. Bằng không tiết lậu thiên cơ, cũng sẽ mất đi thần thông.” Người học Phật không thể không biết điều này!

*

Nguyện người đọc nắm được căn bản về Ngũ nhãn, để một mai tinh tấn dụng công: Khi nghiệp tận tình không, khả năng thần thông khai mở biết đường mà quán vào tự tánh. Bởi Thần thông là con dao hai lưỡi, phải xem nó như đôi dép rách mới mong có ngày giải thoát. Bằng mong cầu hay lạm dụng thần thông, chắc chắn sẽ lạc vào lưới của Thiên Ma.

Nguyện chư Quỷ Thần, có vị nào duyên đọc bài này cũng xin dừng lại chuyện gá nhập, giáng cơ, phán chuyện họa phước tương lai. Chư vị do túc nghiệp mà hưởng chút thần thông lặt vặt, ngàn vạn lần xin chớ lạm dụng để lường gạt chúng sanh. Bởi chút lợi danh thọ hưởng không đáng gì so với quả báo tiết lộ thiên cơ. Ngài Tuyên Hóa là hóa thân của đức Quán Thế Âm Bồ Tát, lời khai thị của Ngài chân thật, quyết không hư dối!

  • Thần Thông trong Phật giáo.
  • Thiên Nhãn là gì.
  • Thiên Ma là loại ma gì.
  • Hành dịch bệnh quỷ vương Lệ Quỷ. 
  • Quỷ Hấp Tinh là gì.
  • Thập Thiện Nghiệp là gì.
  • Ngũ Ấm Ma là gì.
Ngũ nhãn là gì
Ngũ nhãn là gì

Đại Lược về Ngũ Nhãn

Người đắc được ngũ nhãn lục thông thì nhìn thấu Pháp giới. Nếu nhìn lên hư không sẽ thấy có đủ thứ cung điện, đủ thứ lầu các, đều dùng bảy báu tạo thành. Mỗi tòa cung điện, mỗi tòa lầu các, đều trở thành đạo tràng thuyết pháp của chư Phật, có các vị đại Bồ Tát ở tại đó nghe pháp, tu hành. 

Về Ngũ Nhãn, Ngài Tuyên Hóa Giảng: “Có một bài kệ tụng nói về năm con mắt này (Ngũ Nhãn) như sau:

Nhục Nhãn ngại phi thông

Thiên Nhãn thông phi ngại,

Pháp Nhãn duy quán tục,

Huệ Nhãn liễu chân không,

Phật Nhãn như thiên nhật,

Chiếu dị thể hoàn đồng.

Dịch là

Nhục Nhãn ngại, chẳng thông

Thiên Nhãn thông, chẳng ngại

Pháp Nhãn quán tục đế

Huệ Nhãn rõ chơn không

Phật Nhãn, ngàn mặt trời

Khác tánh, thể vẫn đồng.

Nhục Nhãn

Nhục nhãn chẳng phải là con mắt phàm của phàm phu. Bởi Nhục nhãn này có công năng thấy được người, quỷ, thần, thấy được tướng có hình, có sắc. Dù vậy đây vẫn là “con mắt thịt,” do bị ngăn ngại, nên chỉ có thể nhận thấy được con người, đồ vật và một số hữu hạn cảnh giới quỷ thần.” Ngoài ra không nhìn thấy được bất kỳ cảnh giới nào khác nên gọi là: “Nhục Nhãn ngại, chẳng thông” (Nhục Nhãn ngại phi thông). Vậy, “Nhục Nhãn ngại phi thông” ngụ ý rằng với Nhục Nhãn, cái nhìn còn gặp sự chướng ngại của đồ vật cụ thể, không nhìn xuyên qua được.

Thiên Nhãn

Thiên nhãn hiểu nôm na là khai mở được con mắt đồng như mắt của Chư thiên. Thiên Nhãn thì nhìn cái gì cũng thông đạt, có thể thấy được vô cùng thấu triệt, không có sự ngăn ngại, nên gọi là “Thiên Nhãn thông, chẳng ngại”

Với Thiên Nhãn này thì chẳng những đồ đạc trong phòng mà ngay cả ở ngoài; Thậm chí bất luận là bao xa, chỉ cần quý vị muốn nhìn là đều có thể thấy được. Nếu quý vị không nhìn thì sao? Thì đương nhiên là sẽ không thấy! Tuy rằng có thể nhìn thấy được, nhưng tốt nhất là đừng nhìn! Vì sao vậy? Bởi khi quý vị nhìn một vật nào đó thì sẽ bị phân tâm, và liền khởi tâm động niệm. Sanh thêm một tâm niệm thì không bằng ít bớt một tâm niệm; Giảm đi một vọng tưởng thì vẫn hơn là tăng thêm một vọng tưởng.

Quý vị dùng Thiên Nhãn này để nhìn mọi vật, xem xét sự việc, và đó đều gọi là “niệm.” Mặc dù cái “niệm” này có phần nào không giống với những tâm niệm hoặc ý nghĩ thông thường khác, song cũng chẳng có ích lợi gì cả. Do đó, có những lúc dù có thể nhìn thấy được đi chăng nữa, thì quý vị cũng chẳng nên nhìn!

Pháp Nhãn

“Pháp Nhãn quán tục đế (Pháp Nhãn duy quán tục). “Con mắt Pháp” chỉ quán xét, nhìn thấy tục đế. “Tục đế” tức là những tình hình của thế gian nói chung. Nếu quý vị được mở Pháp Nhãn thì khi tụng kinh sẽ không cần phải nhìn vô sách nữa. Bấy giờ, quý vị chỉ việc “mở con mắt Pháp” ra thì sẽ thấy cùng tận hư không và khắp Pháp Giới đều toàn là kinh điển, đâu đâ cũng thấy tràn ngập vô lượng vô biên Pháp bảo. Quý vị chỉ cần chứng đắc Pháp Nhãn Tịnh là có thể quán thấy được tất cả thật tướng của các pháp. Vậy, Pháp Nhãn chỉ quán xét tục đế.

Huệ Nhãn

“Huệ Nhãn rõ chơn không (Huệ Nhãn liễu chân không). “Con mắt trí huệ” thì quán xét tánh “không.” “Tục đế” còn được gọi là “giả đế,” bởi nó không phải là loại có thực thể. “Huệ Nhãn liễu chân không” nghĩa là con mắt trí huệ có thể nhìn thấu triệt được thật tướng chơn không của các pháp.

Phật Nhãn

Phật Nhãn (con mắt Phật) được ví như một ngàn cái mặt trời vậy – Không chỗ nào mà chẳng biết tới, không chỗ nào mà chẳng nhìn thấu, không chỗ nào mà chẳng nghe thấy. Phật Nhãn có đầy đủ mọi công năng và là biểu hiện của tất cả trí huệ”. Vậy nên nói: “Phật Nhãn, ngàn mặt trời”(Phật Nhãn như thiên nhật). Mắt của Phật thì quang minh, chiếu sáng như cả ngàn mặt trời vậy.

“Khác tánh, thể vẫn đồng? (Chiếu dị, thể hoàn đồng). Cái thấy của năm thứ mắt này tuy chẳng giống nhau, song về bản thể thể vẫn chỉ là một mà thôi.”

Đạo nhãn của bậc đắc Ngũ Nhãn Lục Thông

Mạt pháp tu hành thời nay, người đắc được Thiên Nhãn cũng đã vô cùng hiếm, nói chi đến cảnh giới cao hơn. Tuy nhiên người học Phật cũng cần nắm đại lược về Đạo Nhãn: “Theo trong kinh, đạo nhãn và thần thông của bậc sơ quả Tu Đà Hoàn thuộc phạm vi một tiểu thế giới, gồm bốn cõi ác thú, bốn đại châu, một núi Tu Di, một nhật nguyệt, sáu cõi trời Dục, và một cõi Sơ Thiền.

Đạo nhãn và thần thông của bậc nhị quả Tư Đà Hàm ở trong chu vị một tiểu thiên thế giới; Bậc A Na Hàm, một trung thiên thế giới; Bậc A La Hán, một đại thiên thế giới. Bậc Sơ Địa Bồ Tát, đạo nhãn thấy được một trăm cõi Phật cùng trăm đức Phật, chứng một trăm Tam Muội; Thần lực có thể phóng ánh sáng và làm rung động một trăm cõi Phật, đi sang khắp một trăm Phật độ.

Đạo nhãn và thần thông của bậc Nhị Địa Bồ Tát ở trong chu vi một ngàn cõi Phật; Bậc Tam Địa Bồ Tát, một trăm ngàn cõi Phật. Cứ như thế lần lượt tăng gấp bội lên mãi cho đến bậc đệ Thập Địa Bồ Tát thuộc ngôi Pháp Vân, thần thông đạo lực, bao hàm vô biên quốc độ.”(Niệm Phật Thập Yếu).

Câu chuyện sau đây là một điển hình về Đạo Nhãn.

Ngũ Nhãn của đức Phật.

Vào lúc Ðức Phật còn tại thế, thì có một ông già rất nghèo. Ông ta thấy Ðức Phật mỗi ngày dẫn một ngàn hai trăm vị đệ tử ôm bát đi khất thực, chẳng bận việc đời, rất thanh tịnh tự tại, do đó ông ta cũng muốn xuất gia. Ông ta đến vườn Cấp Cô Ðộc để xin xuất gia, nhưng ngày đó Ðức Phật đi vắng.

Ðệ tử của Phật có những người khai mở ngũ nhãn, khai mở pháp nhãn, khai mở huệ nhãn; Hoặc đã hoàn toàn chứng được ngũ nhãn lục thông. Cũng có những người chứng sơ quả, nhị quả, tam quả và tứ quả A La Hán.

Khai mở Phật nhãn chẳng phải là chứng quả, đó gọi là báo đắc thông. Vì rất nhiều người đời đã từng tu 42 Thủ Nhãn và Chú Lăng Nghiêm, đủ thứ pháp môn, cho nên đắc được quả báo nầy.

Bậc Thánh chứng được sơ quả đến tứ quả, thì có thể biết được nhân duyên ở trong tám vạn đại kiếp. Ông già nầy muốn xuất gia, nên những vị đệ tử đại A La Hán của Phật, bèn quán sát xem căn cơ của ông già nầy thế nào, có thể xuất gia được chăng? Sau khi quán sát thì thấy ông già nầy trong tám vạn đại kiếp chẳng cúng dường Phật, cũng chẳng từng lễ Phật, cũng chẳng niệm Phật; Căn bản chẳng có gieo trồng tơ hào căn lành nào, do đó cho rằng ông ta chẳng thể xuất gia.

*

Cho nên có câu : “Ðừng cho rằng việc xuất gia là dễ”. “Ðều nhiều kiếp trồng bồ đề”: Người xuất gia phải đời đời kiếp kiếp, gieo trồng nhiều căn lành, phát bồ đề tâm, sau đó mới có thể xuất gia, chứ chẳng phải nói tôi muốn xuất gia, thì có thể xuất gia.

Nếu bạn chẳng có căn lành, thì dù muốn xuất gia cũng có rất nhiều chướng ngại. Tức là xuất gia rồi, qua một ngày, hai ngày hoặc một tháng, hai tháng thì hoàn tục; Hoặc là xuất gia được một năm, hai năm lại hoàn tục; Thậm chí ba năm, năm năm, mười năm sau đều có thể hoàn tục.

Cho nên bạn đừng xem việc xuất gia quá dễ dàng. Ðệ tử của Ðức Phật xem thấy ông già nầy, trong tám vạn đại kiếp chẳng có gieo trồng căn lành, do đó bèn nói với ông ta: “Ông không thể xuất gia được, vì ông đã lới tuổi, không thể tu hành được, ông nên trở về.”

Ông già nghe nói rất buồn rầu, vừa đi vừa khóc tự nhủ: “Ta cho rằng xuất gia quá dễ dàng, không ngờ đệ tử của Phật chẳng nhận ta, đại khái hiềm ta vừa già vừa nghèo, ta một đời làm người cũng chẳng có ý nghĩa gì, chết đi cho xong!”

Cho nên ông ta vừa khóc vừa đi đến bờ biển. Lúc đó Ðức Phật đến bên ông ta, hỏi ông ta: “Nầy ông lão, tại sao ông muốn tự tử?” Ông ta nói: “Tôi muốn xuất gia, đến vườn Cấp Cô Ðộc mà đức Phật đi vắng. Đệ tử của Ðức Phật chẳng nhận tôi. Tôi nghĩ tôi chẳng còn muốn sống nữa, muốn chết đi cho rồi!

*

“Ðức Phật nói: “Ông muốn xuất gia phải chăng? Chẳng có vấn đề gì hết! Ông hãy theo ta trở về, ta hứa cho ông xuất gia.”

Ông già theo đức Phật xuất gia tu hành, chẳng bao lâu thì chứng được quả A La Hán. Ðệ tử của Phật chẳng minh bạch việc nầy, đều cảm thấy kì lạ: “Ông già nầy chẳng có căn lành, sao lại chứng được quả A La Hán? Trong tám vạn đại kiếp ông ta cũng chẳng làm việc tốt, tại sao Phật cho ông xuất gia ?” Do đó, bèn hỏi Ðức Phật.

Ðức Phật bèn giải thích: “Các con chỉ có thể thấy biết được nhân quả trong tám vạn đại kiếp. Còn việc ngoài tám vạn đại kiếp, các con chẳng biết được. Ông già nầy trước tám vạn đại kiếp cũng rất nghèo. Một ngày nọ, ông ta vào rừng đốn củi, thì gặp con cọp muốn ăn thịt ông ta. Ông ta leo lên cây trốn, nhưng vẫn quá sợ hãi bèn niệm “Nam Mô Phật”. Vì niệm một tiếng “Nam Mô Phật” thì cọp bỏ đi. Đến bây giờ căn lành hạt giống ông ta niệm “Nam Mô Phật” đã chín mùi, cho nên ông ta đến xuất gia và còn chứng được quả A La Hán. Từ câu chuyện nầy xem ra, đủ thấy xuất gia chẳng phải là việc dễ dàng.

Khai Thị về Ngũ Nhãn Lục Thông

Hòa Thượng Tuyên Hóa kể: “Gần đây có một đệ tử, y thấy tất cả sự vật đều đang di động. Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống, thì có thể thấy hạt bụi chuyển động, y khai mở ngũ nhãn trước cảnh giới hiện tượng nầy, có lúc lại như mù, thậm chí cũng nhìn chẳng thấy, đó là hiện tượng ngũ nhãn muốn khai mở mà chưa khai mở.

Nếu ai chấp trước về cảnh giới nầy, hoặc muốn được ngũ nhãn, hoặc chẳng muốn có cảnh giới nầy; Nếu có phạm lỗi sai lầm, hoặc lo về việc vô ích, thì ngũ nhãn sẽ khép kín. Cho nên khai mở ngũ nhãn rồi, phải đầy đủ định lực. Có định lực thì mới sinh trí huệ chân chánh.

Lại kể: “…Các oán địch, tức nước này với nước kia đấu tranh; Nhà với nhà đấu tranh, người với người đấu tranh, quỷ với quỷ đấu tranh…Đó đều là do nghiệp lực của chúng sinh sở cảm, mà tạo thành cục diện như thế. Bây giờ có rất nhiều nước, song bạn đừng cho rằng trong những nước đó đều là người. Có những bầy chuộc đi đầu thai làm người mà trở thành một nước; Nhiều ếch nhái cũng đầu thai làm người, và trở thành một nước. Mùa xuân năm nay, có người đem đến tin tức trong báo nói rằng: Ở Thái Lan có mấy chục ngàn con ếch nhái tự sát. Tại sao?

*

Vì nước đó cũng là nước có nhiều ếch nhái, cho nên chúng tự sát có thể đi đầu thai làm người. Người trong mỗi nước đều đồng một giống loài. Giống loài đó kiếp trước đa số là một loài súc sinh, cho nên cùng nhau làm dân trong một quốc gia. Mùa xuân năm nay tôi nói về vấn đề này thì có người hỏi: ‘’Ða số người Mỹ là từ giống gì tái sinh? Là giống loại gì mà thành một nước? ‘’

Tôi trả lời: ‘’Người và súc sinh đều có. Vì nước Mỹ là do các nước di dân đến, là người và súc sinh tạp nhạp với nhau.’’

Ðây là sự thật chứ chẳng phải nói đùa. Nếu các bạn mở ngũ nhãn, thì sẽ biết người của thế giới này: Chẳng nhất định là người, mà đủ loại. Làm sao nhìn thấy được? Nếu bạn có mắt Phật, khai mở mắt trí huệ, muốn biết người đời trước là gì? Ở đời trước làm gì? Thì bạn có thể nhìn hình dáng phía sau của người đó, hình dáng kiếp trước đó, đời này vẫn theo họ. Nếu kiếp trước là người, thì hình dáng là người. Nếu là súc sinh thì hình dáng là súc sinh. Nếu là yêu quái thì có hình dáng yêu quái.

*

Chỉ có người khai mở ngũ nhãn, thì mới có thể nhìn thấy rõ ràng. Nếu người chẳng khai mở ngũ nhãn, thì chẳng phân biệt được. Cho nên bạn thấy người đừng cho rằng đó là người. Làm thế nào biết được những vấn đề đó? Nếu bạn đắc được thiên nhãn thông thì sẽ biết dễ dàng. Chỉ cần bạn chân thật dụng công tu hành, thì muốn biết gì cũng đều được. Còn có nước (chẳng phải là tôi chửi người) rất nhiều người đều là chuột biến thành. Bất quá, tuy có rất nhiều chuột, nhưng trong nước đó cũng có rất nhiều người, cũng có rất nhiều quỷ và súc sinh.

Tóm lại, mỗi nước đều có trâu ngựa dê gà chó heo, đủ thứ loại. Con người cũng do những chúng sinh đó biến thành. Ðạo lý này nói ra thật là vi diệu. Một số người chẳng chứng thật về việc này cho nên không tin. Muốn chứng thật về việc này, thì phải cước đạp thật địa dụng công tu hành, đắc được thần thông thì sẽ nói: ‘’Trước kia có một vị pháp sư nói về đạo lý này, thật chẳng sai chút nào. Sao việc vi diệu như thế, Ngài đều có thể nói ra’’, lúc đó bạn sẽ biết.”

(Ngũ Nhãn là gì – Theo Hòa Thượng Tuyên Hóa)

Tuệ Tâm 2021.

.

Sưu Tầm Bởi Tuệ Tâm Admin ( https://kinhnghiemhocphat.com/ )

Xem Thêm:   Thiền là gì? Thiền trong phật giáo và ý nghĩa của thiền trong đời sống

20 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog