Học Phật pháp bắt đầu từ đâu
Pháp Giới 11 tháng trước

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu, nên bắt đầu như thế nào là tốt nhất? Có trăm ngàn lý do người ta tìm đến Phật Pháp: Gia đình không an, nghèo khổ, tật bệnh. Công việc khó khăn, con cái nay ốm mai đau, tiền bạc thiếu trước hụt sau. Hoặc cuộc sống nhiều trở ngại, xui xẻo. Hoặc bệnh tật dây dưa không khỏi, hoặc muốn siêu độ ông bà tổ tiên. Hoặc ham muốn thần thông, ham muốn điều mới lạ. Hoặc muốn chạm vào thế giới tâm linh…

  • Cách tụng kinh cho người mới mất.
  • Cách niệm Phật tại nhà.
  • Hội Long Hoa là gì.
  • Cảnh giới trên bước đường học Phật.
  • Thiên ma là loại ma gì.
  • 10 Chuyện tâm linh có thật ở Việt Nam
  • 10 Chuyện nhân quả báo ứng có thật
Học Phật pháp bắt đầu từ đâu
Học Phật pháp bắt đầu từ đâu

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu

Học Phật bắt đầu từ đâu, nên bắt đầu thế nào. Giữa trăm ngàn đường tu, chọn pháp nào để tập là mối quan tâm của hầu hết những người đang tìm hiểu về Phật pháp. Mới nghe thấy phức tạp vậy thôi, nhưng không phải vậy đâu. Phật pháp thực ra rất đơn giản và dễ hiểu cho những người mới. Đạo của Trí Huệ và Từ Bi mà. Để giúp bạn trả lời cầu hỏi: “Học Phật pháp bắt đầu từ đâu“. Tuệ Tâm xin được chia sẻ chút kinh nghiệm nho nhỏ của mình, mong sẽ mang đến cho bạn chút lợi ích nào đó.

Hòa Thượng Tuyên Hóa, là hóa thân của đức Quán Thế Âm Bồ Tát dạy: “Phật Pháp rất bình đẳng và rất thâm áo. Khi ở trong Phật-pháp mình không cảm thấy chỗ nào tốt, khi ở ngoài Phật-pháp mình cũng chẳng thấy chỗ nào xấu. Song, trong Phật-giáo một phần công, một phần tội đều chẳng bao giờ sai lạc. Ðạo Phật hết sức tự do, bình đẳng, chẳng có chuyên chế, cũng chẳng đi vào chỗ cực đoan.

Tại sao nói là hết sức bình đẳng? Bởi vì tất cả chúng sinh, bất luận là ngạ quỷ địa ngục, hung thần ác thú, kẻ dữ người xấu, nếu phát tâm tu hành, quay đầu về bến, đều có thể thành Phật. Không giống như thuyết ngoại đạo rằng: “Kẻ ác người xấu thì vĩnh viễn là xấu ác, không có cách gì có thể độ được. Hoặc rằng mãnh hổ ác thú vì tánh tình vô cùng tàn bạo, sẽ không được cứu vớt.”

*

Ðời nhà Minh bên Trung Quốc có vị Ðại-sư tên là Liên Trì. Ngài có một đệ tử là con cọp, thường hay ở bên cạnh để hộ vệ Ngài. Nhưng vì cọp là loài ác thú, nên mọi người thấy đều sợ hãi. Do đó, Ðại-sư mới dạy con cọp nầy, rằng mỗi lần đi ra đi vô thì không được đi thẳng; con cọp liền nghe lời Ngài, khi ra vô đều đi lui. Nên mọi người không còn sợ, vì biết là cọp thiện. Con cọp nầy cũng biết đi khắp nơi để hóa duyên cho Liên Trì Ðại-sư. Khi người ta thấy con cọp thiện này tới, ai nấy đều tranh nhau bố thí cúng dường. Thành ra cọp cũng có thể quy y Tam-bảo, hộ trì Phật-pháp, và có thể thành Phật vậy.

Phật-giáo hết sức là tự do, bởi vì giáo lý trong Kinh Phật chỉ khuyên dạy người ta làm thiện tránh ác. Làm ác thì tự mình thọ quả báo. Nhưng Phật-giáo cũng không bắt ép người ta làm chuyện tốt, cũng không dọa rằng: “Nếu không nghe lời, chuyên tạo ác nghiệp thì bị bỏ vào tù.” Bởi vì mọi thứ đều do tâm tạo, thiên đường hay địa ngục đều do tư tưởng và nghiệp lực của mình tạo thành. Phật-pháp dạy người ta rằng: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành.” Nghĩa là đừng làm chuyện ác, chỉ làm tất cả điều lành, đồng thời xiển minh đạo lý nhân quả, không sai lạc được dù đối với việc nhỏ như sợ tóc, để người ta nhận thức được chân lý siêu xuất luân hồi.

**

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu: 1. Trước phải tin sâu nhân quả

Nhân quả là một quy luật hoàn toàn khách quan và là nền tảng quan trọng nhất trong Phật pháp. Bạn không tin nhân quả, không tin gieo gió thì gặt bão, thì không thể học Phật được. Thế nên, trước khi học Phật, hãy tìm đọc sách về nhân quả báo ứng để tăng trưởng tín tâm. Sách viết về nhân quả khá nhiều, theo Tuệ Tâm, trước bạn nên đọc “Nhân quả bảo ứng hiện đời“. Đây là bộ sách được thuật lại của cư sĩ Quả Khanh,một người đã khai mở trí huệ, có đủ thần thông, một kiệt tác đã thay đổi số phận của rất, rất nhiều người. Đừng ngạc nhiên, đọc đi bạn sẽ hiểu và thu được nhiều lợi ích nơi bộ sách này.

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu: 2. Lựa chọn một bản kinh dễ đọc

Kinh Phật có rất nhiều, nội dung sâu sắc và nhiều bản Kinh cực khó hiểu. Bạn phải biết khôn ngoan lựa chọn theo tiêu chí đầu tiên: Dễ đọc, dễ hiểu. Điều này vô cùng quan trọng bạn ạ. Rất nhiều người đã bỏ cuộc khi đến giai đoạn này, tự đoạn mất cơ duyên học Phật của mình…

Gần 10 năm về trước, có một người bạn khá thân của Tuệ Tâm. Trong khoảng thời gian tăm tối và bơ vơ nhất cuộc đời, khi vợ vừa mất. Bạn tìm hiểu về Phật pháp để mong tự chữa lành những vết thương trong tâm… Thay vì tìm bộ Kinh dễ đọc, lại vì không có người hướng dẫn, bạn đọc ngay Kinh Lăng Nghiêm.( sau khi đọc ở đâu đó trên mạng rằng: Lăng Nghiêm là bộ Kinh quan trọng nhất của đạo Phật – mặc dù sự thật đúng là như vậy). Kết quả, bạn bỏ cuộc sau 30 phút “kiên trì” đọc. Lý do: ” Chẳng hiểu gì, học Phật sao khó thế!”.

*

Đau xót nhất là một thời gian ngắn sau, bạn bập vào PLC, một loại Tà Đạo thuộc loại kinh hoàng nhất của thời đại này. Khi Tuệ Tâm biết thì đã vô phương cứu vãn. Khá nhiều lần, vì thương bạn lạc đường, Tuệ Tâm khuyên bạn quay về Chánh pháp. Kết quả: Chẳng thay đổi được gì, mất luôn người bạn thân.

Bạn thấy không, bước chân đầu tiên luôn quan trọng nhất trong mỗi cuộc hành trình. Lệch một chút thôi, hậu quả là không thể cứu vãn. Lại Kinh Phật thường nói về nhiều cảnh giới, nhiều khái niệm đặc thù mà bạn chưa nghe bao giờ. Vậy nên, bạn hãy bắt đầu từ những bộ Kinh dễ đọc, dễ hiểu nhất hiện nay, bao gồm:

  1. Kinh A Di Đà.
  2. Kinh Vô Lượng Thọ.
  3. Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
  4. Kinh Bản Nguyện của Bồ Tát Địa Tạng.
Bốn cuốn Kinh nhất định phải đọc trong đời

Ba bộ Kinh đầu được gọi là Tịnh Độ Tam Kinh. Là nền tảng trọng yếu của pháp môn niệm Phật. Nội dung chính là đức Phật thuyết về cõi Cực Lạc và các phương pháp tu tập để được vãng sanh.

Kinh Bản Nguyện của Bồ Tát Địa Tạng là một bộ kinh cực kì quan trong trong thời đại này. Kinh mô tả đầy đủ về hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng, nhân quả, tội phước và các cảnh giới của Địa Ngục. Rất nhiều người nhờ chí tâm tụng niệm kinh này mà khai mở trí huệ, thần thông và nhiều khả năng đặc biệt khác.

Sau khi bạn đã khởi sự tu tập một thời gian, đã thấm nhuần Phật pháp rồi, bạn hãy nên đọc các bộ Kinh như: Bát Nhã Tâm Kinh; Kinh Thủ Lăng Nghiêm; Kinh Pháp Hoa; Kinh Hoa Nghiêm…

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu: 3. Chọn pháp dễ tu

Đại ý tu hành, Phật pháp có ba trường phái tu tập chính:

  1. Tịnh Độ Tông.
  2. Thiền Tông.
  3. Mật Tông.

Nói sơ qua một chút về ba trường phái trên:

TỊNH ĐỘ TÔNG

 Tịnh Độ Tông lấy niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương làm yếu chỉ tu hành. Đây là trường phái được nhiều người tu nhất, lý do: Dễ tu nhất, an toàn nhất, ai cũng tu được. Lại vì thuận theo bản nguyện của Phật nên được chư vị Hộ Pháp vô hình che chở, nhiếp hộ. Pháp này đặc biệt thích hợp với người tu tại gia. Do người tại gia thân vướng lưới thế gian, không thể buông bỏ tất cả để tu hành được.

THIỀN TÔNG

 Cách đây một vài trăm năm trở về trước, Thiền Tông khá thịnh hành. Lý do vì căn cơ con người thời đó khá trong sáng, dễ tĩnh tọa thiền tập. Đặc trưng của Thiền Tông là hành giả hoàn toàn nương vào Tự Lực của chính mình để tu.( gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma). Do không nương vào tha lực, người tu Thiền phải Trì Giới. Nếu giới hạnh không tinh nghiêm, đừng mong chi quả ngọt của Thiền.

MẬT TÔNG

 Người tu Mật tông vừa dùng tự lực vừa dùng tha lực. Tu Mật Tông khó nhất ở chỗ: Bạn sẽ đụng chạm vào thế giới tâm linh rất nhanh. Nếu người tu không có giới hạnh và đặc biệt: Nếu vị Thầy dạy pháp, là Hộ pháp chính của bạn, chưa phải bậc Chân Tu thì vô cùng nguy hiểm. Lệch một chút là tẩu hỏa nhập ma ngay. Dân tu tập hay gọi là” Tàu hỏa vào ga”. Thế giới tâm linh không phải là nơi dành để đùa, sểnh một ly đi ngàn dặm ngay.

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu: 4. Nên chọn Pháp tu nào

Vì bạn là người thế tục, còn có gia đình, có cha mẹ, anh em và bè bạn. Chọn pháp tu nào để tu tập, vừa tốt đời vừa đẹp đạo, khi mà cuộc sống còn mưu sinh, còn trách nhiệm và vô số thứ buộc ràng?

Câu trả lời là: Nên tu Tịnh Độ, chuyên một pháp trì sáu chữ hồng danh ” Nam Mô A Di Đà Phật”. Trong Tịnh Độ cũng bao gồm rất nhiều cách tu: Có người niệm Phật để cầu vãng sanh. Có người tụng Kinh để cầu vãng sanh. Hoặc có người vừa niệm Phật vừa tụng Kinh để cầu vãng sanh Cực Lạc.

Về quan điểm nhận thức về Tinh Độ thì sơ sơ gồm có: Tịnh độ của Thiền tông. Tịnh độ của Tông pháp hoa. Tịnh độ của Tông Hoa Nghiêm…và Tịnh độ Thuần chánh. Tuy nhiều quan điểm tu, nhưng tựu chung chỉ là khác về quan điểm nhìn nhận, còn thì cốt yếu vẫn lấy niệm Phật làm nền tảng.

Bạn muốn pháp nào thì tùy, đều tốt cả, nhưng nếu cần lời khuyên thì Tuệ Tâm khuyên bạn chọn Tịnh độ thuần chánh.

Tịnh độ thuần chánh

Tịnh độ thuần chánh là pháp tu chuyên tu, bắt nguồn từ tổ “Thiện Đạo”, một hóa thân của Đức Phật A Di Đà. Nền tảng của Pháp tu này là Đại Nguyện thứ mười tám của Đức Phật A Di Đà, còn gọi là BẢN NGUYỆN NIỆM PHẬT.

Cách thực hành: Chỉ niệm một danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, niệm đủ sáu chữ nhé! Chuyên tu là niệm Phật suốt đời, không kiêm thêm trì Chú, Tụng kinh hay Thiền định gì hết. Bạn cứ niệm Phật và sống bình thường như bao người bình thường khác, bất kỳ lúc nào nhớ ra thì niệm Phật ngay.

Niệm ra tiếng hay niệm thầm đều được. Dù bạn đang ở bất cứ đâu, đang làm gì cũng niệm được, không có bất kỳ kiêng kị nào hết. Nhớ nhé” Không phải kiêng gì hết”Tại sao Tuệ Tâm khuyên bạn? Vì pháp tu này dễ thực hành, nhiều lợi ích, quan trọng là: Ai tu cũng được.

Niệm Phật là Vua trong các pháp

Không phân biệt bạn Quy y hay chưa, thờ Phật hay chưa. Không kể bạn thuộc chủng loại nào: Trời, Người, A Tu La, Súc Sanh, hay Ngạ Qủy.. Không phân biệt bạn giàu hay nghèo, sang hay hèn, giữ giới hay ko giữ giới. Không phân biệt bạn Bố thí hay không Bố thí, bạn xây Chùa hay không xây Chùa, bạn làm phước hay không làm phước… Đều tu và đều được vãng sinh hết, như Tổ Ấn Quang dạy” Vạn người tu vạn người về”.

Cứ chuyên niệm Nam Mô A Di Đà Phật và phát nguyện vãng sinh thì chắc chắn được vẵng sinh. Không phải nói nhiều, vì Bổn nguyện của Phật A Di Đà là vậy. Lại niệm Phật vừa được vô vàn lợi ích ở hiện tại và tương lai. Nghiệp tiêu, trí rạng, chướng tận, phước tăng…cuộc sống luôn khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn

Tuệ Tâm vừa chi sẻ với bạn chút kiến thức nhỏ nhoi về Phật Pháp của mình, mong sẽ giải đáp được chút ít cho bạn về chủ đề ” Học Phật Pháp Bắt Đầu Từ Đâu“. Nguyện bạn sớm phát tâm học Phật và bước vào con đường của Trí Tuệ, Từ Bi và Giải Thoát.

( Học Phật pháp bắt đầu từ đâu )

Tuệ Tâm 2019.

Sưu Tầm Bởi Tuệ Tâm Admin ( https://kinhnghiemhocphat.com/ )

Xem Thêm:   Sân Si có nghĩa là gì? Bớt sân si cho đời bớt khổ, sống sân si đời như ly không đáy

15 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog