Chí tâm đảnh lễ là gì
Pháp Giới 12 tháng trước

Chí tâm đảnh lễ là gì

Chí tâm là tâm được tập trung cao độ, không vọng niệm. Đảnh lễ là lễ lạy một cách cung kính bằng đảnh đầu. Chí tâm đảnh lễ là cách lễ lạy với tâm sùng kính trang nghiêm tột cùng, không gì có thể hơn được.

  • Hành dịch bện quỷ vương Lệ quỷ
  • Sự thật về hạn Tam tai.
  • Hội Long Hoa là gì.
  • Cách thay đổi vận mệnh.
  • Âm đức là gì.
  • 10 chuyện Tâm linh có thật.
  • 10 chuyện nhân quả báo ứng có thật.
Chí tâm đảnh lễ là gì
Chí tâm đảnh lễ là gì

Theo từ điển Phật học thì Chí tâm đảnh lễ còn gọi là Ngũ thể Đầu địa, tức năm vóc gieo xuống đất khi lễ Phật hoặc bậc Thượng Nhân: Tâm không vọng niệm, hai đầu gối, hai cùi chỏ và đầu chạm đất; Lấy đỉnh đầu lạy xuống, tiếp xúc với hai chân của đối tượng mình đảnh lễ. Khi hướng tượng Phật hành lễ thì nâng hai tay quá đầu, để khoảng trống, biểu hiện tiếp xúc với bàn chân đức Phật. Hình thức này thể hiện sự sùng kính tối cao của con người: Lấy cái cao nhất của mình là đỉnh đầu, kính trọng cái thấp nhất của người khác là chân.

Ý nghĩa của Chí Tâm Đảnh Lễ

Theo Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao: Khi chí tâm đảnh lễ Tam bảo cần phải gieo năm vóc sát đất. Nhờ vào tâm kiền thành này mà nhiếp phục được sự kiêu mạn. Chí tâm đảnh lễ có 5 ý nghĩa:

  • Người hành lễ lúc gối phải chấm đất. Nguyện cho chúng sanh được đạo giác ngộ.
  • Người hành lễ lúc gối trái chấm đất. Nguyện cho chúng sanh ở ngoại đạo không khởi tà kiến; Đều được an trụ trong chánh giác
  • Người hành lễ lúc tay phải chấm đất. Nguyện như Thế Tôn ngồi ở Kim Cang Tòa, đại địa chấn động; Hiện bày điềm lành, chứng nhập đại giác ngộ.
  • Người hành lễ lúc tay trái chấm đất. Nguyện cho chúng sanh xa lìa ngoại đạo. Dùng tứ nhiếp pháp để thu nhiếp những người khó điều phục. 
  • Người hành lễ lúc đảnh đầu chấm đất. Nguyện cho chúng sanh lìa tâm kiêu mạn, được thành tựu vô kiến đảnh tướng.          

Khi ta chí tâm đảnh lễ Phật hoặc Bồ Tát, bởi: “Đảnh đầu là nơi cao nhất của ta, bàn chân là nơi thấp nhất trên thân Phật. Đem cái cao nhất của ta để lạy dưới chỗ thấp nhất trên thân Phật” nên lễ Phật có công năng tiêu nghiệp vô cùng mạnh. Bởi vậy chư Tổ thường dạy: “Lạy Phật một lạy tội diệt hà sa” là như thế!

Chí tâm đảnh lễ Phật diệt được vô lượng tội

Người ta chẳng biết rằng: “Lạy Phật một lạy tội diệt hà sa” là điều chân thật, không hề hư dối. Bởi vậy các bậc Chân tu khi gặp những trường hợp nghiệp nặng, bao giờ các Ngài cũng khuyên lạy Phật sám hối. Xin chép vào đây đôi câu chuyện có thật về sự mầu nhiệm khi ta lễ Phật. Nguyện hết thảy những ai có nhân duyên đọc bài này, đều phát tâm lạy Phật sám hối để được tiêu tai chướng nghiệp. Lạy Phật với tâm chí thành cung kính nhiệm mầu vô cùng, chớ không phải đơn giản đâu!

Chí tâm đảnh lễ Phật thoát nghiệp câm ngọng

Ngài Quả Khanh kể: Tại Hà Nam Sơn Tây, tôi từng gặp hai cô bé mười mấy tuổi, nói lắp cà lăm, phát âm không rõ ràng. Đây là do đời quá khứ từng hủy báng Phật, hay nói chuyện thị phi của người, mà chiêu cảm quả báo này.

Tôi khuyên họ nên sám hối tội xưa và hằng ngày ở trước Phật xướng danh hiệu Ngài, lạy ba trăm lạy. Nửa năm sau hai em hồi phục nói năng bình thường. Phải biết lễ Phật một lễ, tột diệt hằng sa, điều này có thực không dối.

Chí tâm đảnh lễ Phật sám hối tội Bất hiếu

Ngài Quả Khanh kể: Một ngày vào năm 1995, có hơn 20 người thỉnh giáo Hòa thượng Diệu Pháp, nơi tự viện Ngũ Đài Sơn. Họ đến từ khắp miền Nam Bắc, luân phiên nhau thưa hỏi. Các vấn đề khách nêu lên dù nặng nề đến mấy thì Ngài đều giải đáp hết sức ổn thỏa dễ dàng. Chợt có một giọng nói rất to:

– Bạch Sư phụ! Con từ Đài Loan sang Đại lục khám bệnh. Ba năm trước con bị bệnh nặng, sau đó toàn thân phát đau đớn. Bệnh hành hạ con đến ăn uống chẳng vô, ngủ cũng không được; Tứ chi bải hoải không còn sức lực, thống khổ vô cùng.

Các bệnh viện lớn ở Đài Loan có chẩn khám nhưng tìm không ra bệnh, họ chỉ nói là con bị “Thần kinh thực vật bị rối loạn”… Con đã tiêm, châm, uống đủ thuốc nhưng thảy đều vô hiệu, thân thể ngày càng suy. Lần này con đến Bắc Kinh khám, họ cũng chẩn đoán y như bên Đài Loan vậy. Không ai tìm ra nguyên nhân bệnh nên con vô cùng chán nản.

Trước khi về Đài Loan, con muốn lên Ngũ Đài Sơn bái Bồ Tát. Vừa rồi nghe một lão tiên sinh đi cùng xe, luôn miệng tán thán Ngài. Nếu như mà Ngài có thể chữa bệnh cho, thì dù tốn bao nhiêu, con cũng trả hết…

Người đang nói khoảng hơn ba mươi tuổi, thân hình gấy ốm, ngũ quan tuy đoan chính nhưng sắc mặc rất âm u. Từ anh ta toát ra một luồng tà khí hắc ám, so với các thiện chúng đang ngồi tại đây thì rất tương phản.

Đại tội bất hiếu

Âm thanh Sư phụ không cao, nhưng đầy nghiêm nghị, lạnh nhạt. Ngài nói:

– Anh chẳng phải đồ đệ ta, không cần gọi ta là Sư phụ! Ta cũng không phải là đại phu, không có khám bệnh, càng không dám lấy tiền của anh. Anh hãy đi về và thỉnh các vị cao minh khác đi!

Nói xong, Hòa thượng truyền lịnh đuổi khách, khiến những người ngồi tại đó rất ngạc nhiên. Xưa nay Ngài chưa từng đối với ai như vậy. Người Đài Loan này cảm thấy mất mặt, gương mặt xám vàng của anh ta bỗng đỏ phừng lên. Anh tức giận nói:

– Nhà Phật không phải chuyên rao giảng từ bi hay sao? Lý do nào ông có thể khám cho người khác mà không chịu khám cho tôi? Lại còn muốn đuổi tôi nữa? Trong khi tôi chưa hề đắc tội với ông!

Giọng Sư phụ sắc lạnh và thật nghiêm:

– Ngay cả cha mẹ sinh thành dưỡng nuôi mình mà ngươi còn dám đánh mắng – thì còn sợ gì chuyện đắc tội với ta?

Câu nói này khiến anh ta lập tức giống hệt quả bóng bị xì hơi. Anh ta sững sờ, mắt mở to kinh ngạc. Sắc mặt từ đỏ phừng chuyển sang tái nhợt, không nói ra được một lời. Các vị trong nhà khách yên lặng, mọi nhãn quan đều đổ dồn về anh ta.

Hơn một phút trôi qua, anh nhũn nhặn thưa:

– Ngài… làm sao biết việc của con. Trong đây không có ai quen biết con hết mà?

– Ta đâu cần người khác mách, vì trước ngực ngươi có viết rõ ràng bốn chữ: “Ngỗ nghịch Bất hiếu” rất to kìa!

Qúa khứ gieo nhân cực ác

Nghe nói vậy anh kinh hãi cúi xuống nhìn vào ngực mình để kiểm tra. Ánh mắt người trong khán phòng thảy đều dán chặt vào ngực của anh. Tất cả cùng tìm tòi soi mói, nhưng không thấy có gì khác lạ.

Lúc này, anh đột nhiên đứng dậy, tiến tới mấy bước, quỳ sụp xuống dưới chân Hòa thượng. Anh đập đầu đến chảy máu, run rẩy khẩn cầu Sư phụ cứu anh.

Anh kể mình từ bé là một thiếu niên bất lương. Mấy cái chuyện trộm cắp, đánh nhau, chửi rủa thiên hạ… Anh đều phạm qua. Anh không nghe lời cha mẹ dạy, sau đó bị trường học đuổi học; Anh lang thang trôi dạt khắp nơi rồi gia nhập băng đảng Xã hội đen. Chuyên thu tiền bảo kê, gạt lừa con gái, cướp bóc… Không chuyện ác nào mà không làm.

Cha anh tức giận đánh anh, thì bị anh đánh trả lại nên cha anh ngã nhào trên đất. Anh còn xô té luôn mẹ và tuyên bố nếu ai muốn quản giáo anh, thì sẽ phóng hỏa thiêu trụi luôn cả cái nhà. Cha mẹ anh tuổi cao, giận quá sinh bệnh nằm liệt gường. Lại sợ anh ở ngoài tạo họa gieo ác, nên muộn phiền rồi nối tiếp nhau qua đời.

Chí tâm đảnh lễ sám hối

Anh ta quỳ hướng về Hòa thượng Diệu Pháp khai báo những hành vi tàn ác của mình. Khi kể đến cha mẹ tạ thế thì anh không ngăn được nghẹn ngào, bật khóc to. Thế là một “khối đá” cứng cỏi, ương bướng khó điều phục, đã bị uy đức của Sư phụ nhiếp phục.

Trong lòng tôi hết sức cảm thán, xem ra người tốt người xấu gì dưới con mắt Sư phụ cũng giống như có chữ viết trên thân của họ, Ngài đều nhìn thấu hết!

– Được rồi, đứng dậy đi! Hòa thượng nói nhỏ – Nếu đã kêu ta là Sư phụ thì phải nghe lời ta dạy, có làm được không?

Anh ta vui mừng nói lia lịa:

– Dạ được! Dạ được! Con làm nổi mà. Con nhất định sửa lỗi hối cải, nguyện làm người tốt kể từ đây.

– Được rồi, ta thu nhận con làm đệ tử.

Anh ta sung sướng dập đầu lia lịa. Người tại khán phòng cũng xôn xao đứng dậy, thành kính chắp tay. Hôm nay họ được chứng kiến một hoạt cảnh cảm động, nên hoan hỷ tán thán không thôi.

Hòa thượng bảo một Tăng sĩ trẻ

– Hãy dẫn y lên Chánh điện, dạy hắn chí tâm đảnh lễ Tam bảo sám hối. Để hắn lạy ngàn lạy tại đại điện, bao giờ tạ tội xong hãy trở ra.

Một niệm chí tâm đảnh lễ, vạn tội được tiêu trừ

Sau một tiếng rưỡi, lúc anh Đài Loan ấy trở ra hướng Sư phụ đảnh lễ, thì trông anh đã thần thanh khí sáng, linh hoạt tươi tắn, hoàn toàn khác hẳn với lúc đầu. Anh tự kể là anh đã phát nguyện trước Phật, từ đây quy y Phật, sửa lỗi hướng thiện. Sau khi phát nguyện sau thì anh cảm thấy toàn thân nhẹ nhõm thoải mái, dường như bệnh tật đã lành.

Tất cả những gì xảy ra trước mắt, khiến người tại hiện trường tán thán không ngớt.

Phật dạy: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều có thể làm Phật. Chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc”. Phật lại dạy “Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ. Buông dao đồ tể, lập tức thành Phật”…

Trước mắt mọi người, anh thiếu niên bất lương ngày xưa từng tạo tội bất hiếu ngỗ nghịch, bị trời đất khiển trách; Phải chịu mang hình phạt, lãnh báo hiện tiền, bệnh tật triền miên. May gặp Minh sư hóa độ, mới biết sám hối tỉnh ngộ. Rồi nhờ chí tâm đảnh lễ Phật mà tiêu trừ tội nghiệp, được khỏi bệnh trầm kha. Đây đúng là kinh nghiệm và bằng chứng trong kinh từng nói: “ Phật là vị đại y vương chân chính. Phật pháp có thể trị bốn vạn tám ngàn bệnh”

Tôi một lần nữa lại được chứng kiến uy lực Phật pháp vô cùng. “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”.(Nhân quả báo ứng hiện đời)

(Chí tâm đảnh lễ là gì)

Tuệ Tâm 2021.

         

Sưu Tầm Bởi Tuệ Tâm Admin ( https://kinhnghiemhocphat.com/ )

Xem Thêm:   TP.HCM: Lễ Đại tường Ni trưởng Thích nữ Chiếu Liên tại tịnh xá Ngọc Phú

24 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog