Nghe bản audio trên youtube

Vạn vật trong đời sống này đều vận hành theo quy luật của nó, không phân biệt đối tượng là nam –  nữ, già – trẻ, giàu – nghèo… Hiểu được chân lý đó, Đức Phật đã nghiệm ra 5 quy luật chi phối cuộc đời con người, ta gọi tắt là “quy luật đạo phật”. Khi biết, hiểu và vận dụng được 5 quy luật này một cách khéo léo trong đời sống, chúng sinh sẽ có một cuộc đời an lạc và hạnh phúc.

**Trong bài viết có quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Quy luật luân hồi

“Luân hồi” là từ có nguồn gốc từ chữ Hán. Trong đó “luân” có nghĩa là bánh xe hoặc xoay vần, còn “hồi” có nghĩa là trở về.

Theo quan niệm của Phật giáo, mọi chúng sinh trên đời đều mắc trong vòng sinh tử, chịu sự chi phối của quy luật luân hồi: Sinh-lão-bệnh-tử, điều này cũng giống như bánh xe quay tròn liên tục không dứt.

Quy luật đạo phật

Quy luật luân hồi trong giáo lý Phật giáo cũng có thể được nhắc đến với danh từ “kiết sanh”, với ý nghĩa rằng “luân hồi” tức là sự đầu thai vào cõi trần để trả nghiệp quả đã gieo từ những kiếp trước.

Trong Kinh Phúc Âm có nhắc đến lời Đức Phật giảng dạy về quy luật luân hồi như sau: “ Linh hồn đi đầu thai từ kiếp này đến kiếp khác, xuyên qua tất cả các hình dạng, từ đá cát đến cây cỏ, cầm thú và loài người, với những tánh tính riêng biệt, cho đến khi nó lên đến bậc toàn giác là Phật.” Còn trong cuốn “Túc sanh truyện” cũng có nhắc đến việc đầu thai 550 kiếp của Đức Bồ Tát trước khi ngài đắc đạo thành Phật.

Quy luật luân hồi sinh ra từ đâu? Theo Phật giáo, con người bị chi phối, trói buộc trong kiếp luân hồi là do “tam độc” tham-sân-si. Trong quá khứ của kiếp trước (và cả chính kiếp này), tùy vào nghiệp mà chúng sinh tạo ra thì sẽ tạo ra luân hồi tái sinh vào một kiếp khác ở một trong 6 cõi là : Trời, thần, người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục. 

Quan điểm của nhà Phật cũng cho rằng, phần lớn chúng sinh sau khi tái sinh đều không còn nhớ gì về kiếp trước. Việc tái sinh vào cõi nào sau khi chết cũng có thể dự đoán được qua cận tử nghiệp – nghiệp tạo ra lúc sắp chết, nghiệp ở giữa sự sống và sự chết, nghiệp di chuyển từ đời sống này qua đời sống khác của chúng sinh đó.

Phật giáo cũng chỉ ra rằng, nếu muốn thoát khỏi quy luật luân hồi thì chỉ có một cách duy nhất đó là dứt được hoàn toàn nghiệp chướng do tham-sân-si mang lại. Làm sao thực hiện được điều này? câu trả lời đó là tu tập theo con đường bát chánh đạo, hướng tới sự giải thoát, an lạc ở cõi niết bàn trong chính kiếp làm người này.

Quy luật vô thường

Quy luật vô thường là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo đó là “vô thường – vô ngã – niết bàn tịch tịnh”. Vậy vô thường là gì?

Đức Phật đã từng nhắc tới quy luật vô thường như sau: “Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi, hư hoại đều là vô thường”. Như vậy, vô thường có thể hiểu là mọi sự vật, sự việc không đứng yên trong một trạng thái nhất định mà sẽ luôn biến đổi, phát triển rồi lụi tàn. Trong Phật giáo có 4 thuật ngữ miêu tả về các giai đoạn biến đổi này là: “Thành, trụ, hoại, không” hay “sanh, trụ, dị, diệt”, nói như nào cũng đúng cả.

Ta ví dụ về quy luật vô thường như sau: Cây sen đâm chồi lên từ bùn là thành/sanh, mùa hè sen đơm hoa, đơm đài rực rỡ là trụ, hết mùa sen lụi dần cả lá, cả hoa, cả đài ta gọi là hoại/dị, mùa đông sen lụi hoàn toàn xuống bùn tanh ta gọi là không/diệt. 

Không chỉ hoa sen, mọi sự vật trong vũ trụ này đều tuân theo các giai đoạn ấy, bất kể nhỏ liti như hạt cát đến to lớn vĩ đại như núi, sông, trăng sao. Mọi sự đều đổi thay, không gì là trường tồn mãi mãi. 

Hiểu được mọi sự trên thế gian này là vô thường, chúng sinh sẽ không quá chấp nhặt tham-sân-si, đối diện đương đầu với khổ đau của hiện tại, có lòng từ bi hỷ sả với muôn người, muôn loài và hướng tới niềm an lạc trong cuộc đời.

Quy luật đạo phật

Quy luật nhân quả

Quy luật nhân quả hay luật nghiệp báo, “nghiệp-nhân-duyên-quả-báo” là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Quy luật này đã tồn tại một cách khách quan trong vũ trụ và được Đức Phật giác ngộ vào đêm cuối của tuần lễ thứ Tư, lúc ngài chứng Tam Minh.

Tích kể lại rằng, vào canh thứ nhất, Đức Phật chứng ngộ trí tuệ Túc Mạng Minh, nhận ra vô lượng kiếp sống quá khứ của mình, hiểu được nguyên nhân đời này sẽ khiến mình tái sinh ở đời sau như thế nào. Ở canh thứ hai, Đức Phật nhận ra mọi chúng sinh đều chịu sự chi phối của “nhân quả luân hồi”: Nếu kiếp sống này ta làm điều thiện thì đời sau được tái sinh vào cõi an vui. Trái lại, nếu đời này rơi vào cảnh khổ sở đọa đày là bởi kiếp trước đã làm việc xấu, ác. Ta nói: “thiện có thiện báo, ác có ác báo” là vì vậy.

Quy luật cân bằng

Đạo Phật nhắc đến quy luật cân bằng bởi hai yếu tố: Thân và tâm cũng như mối tương quan, tác động qua lại của hai yếu tố này. Trong đó, thân thể được hình thành từ 4 nguyên tố là đất, nước, gió và lửa. Còn tâm hay tâm thức bao gồm những cảm giác, tri giác, tâm tư và nhận thức của con người.

Quy luật đạo phật

Đạo Phật cho rằng, để cân bằng giữa thân và tâm, ta cần tránh những thái độ tiêu cực đó là: Cường điệu, làm trầm trọng hóa vấn đề; Trốn tránh, không dám đối mặt với thực tại khổ đau; Làm ngơ trước nỗi khổ đau.

Ngoài ra, một số quan điểm còn cho rằng luật cân bằng cũng chính là một khía cạnh của luật nhân quả và nhân quả chính là cách mà vũ trụ tự cân bằng. Ví như không ai sướng mãi, không ai khổ đau mãi, chúng ta lừa dối người này thì chính chúng ta sẽ bị người khác lừa dối, ta khởi một suy nghĩ xấu thì sẽ nhận lại một kết quả xấu…

Quy luật hấp dẫn

Quy luật hấp dẫn là một khía cạnh của luật nhân quả trong đạo Phật. Theo triết lý nhà Phật thì luật hấp dẫn được đúc kết trong quy luật “Phước thu hút phước, nghiệp thu hút nghiệp” – tức là bản thân mình là gì thì mình sẽ hấp dẫn hay “chiêu cảm”, cuốn hút những năng lượng xung quanh giống như thế ấy. Hiểu theo khía cạnh của luật nhân quả thì nghiệp phát ra từ thân -khẩu – ý như thế nào thì sẽ tạo ra quả báo như vậy.

Suy rộng ra, cũng giống như nhân quả luân hồi, quy luật hấp dẫn hướng con người làm điều thiện, gieo duyên tốt để “gặt” được quả báo thiện lành.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://thuvienhoasen.org/a30197/nghiep-va-luan-hoi
  2. http://www.nguyenthuychonnhu.net/index.php/bdt/380-qllh
  3. http://www.thongthienhoc.com/bai%20vo%20luatluanhoi.htm
  4. https://www.niemphat.vn/luan-hoi-va-nghiep-bao/
  5. https://thuvienhoasen.org/a25971/nguyen-ly-vo-thuong-trong-triet-hoc-phat-giao
  6. https://thuvienhoasen.org/a17041/biet-song-trong-vo-thuong
  7. https://thuvienhoasen.org/a28793/luat-nhan-qua-hay-nghiep-qua-bao-ung
  8. https://baophapluat.vn/dan-sinh/hieu-quy-luat-nhan-qua-de-doi-nguoi-khong-uong-phi-435650.html
  9. https://www.facebook.com/phapthoai.thichnhattu/posts/1623076524680796
  10. https://trongsuot.com/ai-tao-ra-luat-nhan-qua/
  11. https://www.youtube.com/watch?v=fE12R5YViqA

———————

Xem Thêm:   Tiểu sử của hòa thượng Thích Từ Thông là ai? Ở chùa nào, đạo nghiệp ra sao?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa sinh năm bao nhiêu? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mất là ai? Có vợ con không? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Từ là ai? Bị bệnh gì? Hiện còn sống không?
  • Tiểu sử sư cô Giác Lệ Hiếu tên thật là gì? Bao nhiêu tuổi, sinh năm nào? Ở chùa nào?
  • Tiểu sử thầy Thích Chân Quang bao nhiêu tuổi? Ở chùa nào? Những bài giảng pháp hay nhất
  • Tiểu sử thầy Thích Minh Niệm – Tác giả cuốn “Hiểu về trái tim” là ai? Cuộc đời và sự nghiệp tu hành
  • Tiểu sử thầy Thích Trúc Thái Minh chùa Ba Vàng là ai? Lùm xùm truyền vong báo oán
  • Tiểu sử thầy Thích Nhật Từ chùa Giác Ngộ là ai?
  • Tiểu sử thầy Thích Tâm Nguyên là ai? Tổng hợp những bài giảng pháp mới và hay nhất
  • Tiểu sử Pháp sư Tịnh Không là ai? Viên Tịch, Vãng Sanh vào ngày nào?
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai? Tiểu sử cuộc đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Những đóng góp và tác phẩm nổi bật

Xem ngay trên Youtube