Cõi âm có thật hay không? Xin thưa là có thật! Dân gian gọi là cõi âm chớ thực ra cõi này thuộc cõi ngạ quỷ trong sáu nẻo luân hồi.
- Cõi Ngạ quỷ.
- Cõi Trời của Chư Thiên.
- Thiên ma là loại ma gì.
- Quỷ la sát là gì.
- Sáu nẻo luân hồi.
Con người khi chết đi đa phần đọa vào Địa ngục và thành quỷ nơi cõi âm này, hiếm kẻ được tái sanh nơi cõi người hay cõi trời của Thiên nhân. Lại trong sáu nẻo luân hồi, duy chỉ có chúng sanh nơi cõi nầy mới được thọ hưởng đồ người thân cúng tế.(Nghĩa là khi ta cúng tế cho người đã khuất, nếu họ đọa vào trong cõi này thì sẽ được về thọ hưởng đồ cúng)
Tổ Ấn Quang bảo: “Đối với việc thưởng phạt tội – phước, trong cõi Âm quả thật có người chủ trì, nhưng chẳng phức tạp như trong Dương gian. Bởi án từ, sổ sách đều tự hiện, tự tiêu, và cũng không có người ghi chép, khóa sổ. Vì thế, cõi Âm luận tội không sai lầm!” Tội là tội công là công chớ không có chuyện trình bày lý do lý trấu hay chạy chọt như cõi người này!
Người cõi âm sống như thế nào
Người cõi âm hay còn gọi là chúng quỷ. Họ đói khát và khổ sở gấp trăm vạn lần so với loài người. Không phải sung sướng và quyền năng như nhiều người đang nghĩ đâu. Khi giỗ chạp ta thường khấn vái xin phù hộ độ trì cho mình điều này việc nọ…Nếu biết rằng thực ra họ còn khổ hơn ta gấp trăm vạn lần. Họ thậm chí chỉ mong con cháu làm việc Thánh đạo, rồi hồi hướng công đức cho họ được thoát kiếp làm quỷ mà không được.
Vậy đấy, ta cầu khấn họ ban phước mà chẳng biết họ còn mong ta làm phước giúp họ gấp ngàn lần. Vì sao thế? Vì chúng sanh cõi âm vô cùng khổ, khổ không còn chỗ để mà nói!
Diêm La Vương chính là vị chủ tể cõi Âm. Theo Du Già Sư Địa Luận, Diêm La Vương thực ra là do những vị Bồ Tát hóa hiện để giáo huấn tội nhân. Theo Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luân Kinh, Đại Phương Quảng Thập Luân Kinh, Địa Tạng Bồ Tát cũng hóa hiện thân Diêm Vương để độ chúng sanh.
Về đại lược cuộc sống của người cõi âm cũng muôn hình vạn trạng. Giầu nghèo, sang hèn, trí ngu cũng nhiều sai biệt. Trừ hạng Quỷ thần và quỷ vương có uy đức là sung sướng, còn lại thì khổ chồng khổ. Cõi âm có liên hệ mật thiết với cõi dương gian này rất nhiều, không thể một vài cuốn sách mà lược cho hết được.. Ta hãy xem một số chuyện về người sống làm việc cho cõi âm để biết một phần về cõi giới này.
Liễu Trí Cảm làm quan nơi cõi âm
Liễu Trí Cảm là người Hà Đông. Đầu niên hiệu Trinh Quan, ông ta làm tri huyện Trường Cử. Một đêm, đột ngột chết mất. Sáng hôm sau sống lại kể rằng, lúc đầu bị quan quân cõi âm bắt đem tới vua Diêm La. Sứ giả đưa vào tham kiến xong, nhà vua bảo Trí Cảm:
“Nay thiếu một chức quan, làm phiền ông giúp cho”.
Trí Cảm từ chối vì còn cha mẹ già và còn phước đức được sống thêm, chưa đến số chết. Nhà vua sai xem lại sổ sách thấy đúng như thế, liền bảo rằng:
“Số ông chưa đáng chết. Cứ tạm thời làm phán quan”.
Trí Cảm bằng lòng, liền tạ ơn rồi được đề lại dẫn xuống phòng làm việc. Có năm vị phán quan ngồi kề nhau và Cảm là người thứ sáu. Trưởng quan ngồi giữa sảnh đường, công việc rất bề bộn. Bọn đề lại mang sổ sách giấy tờ trình lên, Cảm hỏi han tình hình dương thế thì họ bảo:
“Thói ác lấn lướt công lý!”.
Trí Cảm đọc qua văn thư thì thấy đại khái cũng giống việc trên nhân gian, bèn cầm bút phê vào. Đến khi cơm nước được mang đến, các phán quan đều ngồi vào ăn. Cảm cũng ngồi vào bàn nhưng họ bảo:
“Ông là phán quan tạm thời, không nên ăn những thức ăn này”.
Cảm nghe lời không dám ăn.
Từ đó cứ đêm thì phán xét công việc ở cõi âm, ngày làm công việc của huyện. Đều đặn như thế cho đến hơn một năm làm việc ở âm phủ.
*
Ngày nọ Cảm gặp một người đàn bà khoảng ba mươi tuổi tại phía Tây phòng. Dung nhan đoan chính, áo quần đẹp đẽ, đang đứng lau nước mắt liền hỏi thì thấy cô ta đáp:
“Tôi là vợ của tham quân coi kho lương ở Hưng Châu, bị bắt đến đây. Vừa mới xa cách chồng con, nên sinh đau buồn”.
Trí Cảm đem chuyện hỏi Đề lại. Đề lại trả lời:
“Quan bắt đến là vì có chuyện muốn xét hỏi. Cốt để đối chứng với công việc của chồng mà thôi”.
Nhân đó, Trí Cảm nói với người đàn bà ấy rằng:
“Cảm tôi là tri huyện ở Trường Cử, để khi trở lại sẽ xem cụ thể việc nhà bà thế nào.”
Người đàn bà ấy nói: “Thật tình tôi cũng không muốn chết, chỉ sợ quan trên ép bức mà thôi”.
Cảm nói: “Xin phu nhân đừng để vạ lây. Cũng đừng lo sợ bị bức ép”.
Người đàn bà ấy hứa sẽ xin nghe lời. Trí Cảm về lại huyện, liền hỏi: “Vợ quan coi lương có bị bệnh gì không?”.
Viên coi lương trả lời: “Vợ tôi còn nhỏ tuổi, chẳng có bệnh gì cả”.
Trí Cảm đem chuyện gặp mặt kể cho viên coi lương nghe, tả rõ hình dáng, y phục và khuyên nên làm phúc.
Viên coi lương chạy về nhà, thấy vợ đang ngồi bên khung cửi dệt vải, chẳng có bệnh gì, nên cũng không tin vào lời của Cảm nhiều. 10 ngày sau, vợ của viên coi lương bị bệnh chết đột ngột. Bấy giờ, ông ta mới sợ hãi, bèn mờ chư Tăng tụng kinh làm phước cho vợ.
Nơi cõi âm rõ biết họa phước thế gian
Lại nữa, có hai vị quan ở Hưng Châu trúng kỳ khảo hạch, được chọn về kinh, bảo Trí Cảm rằng:
“Ngài làm phán quan ở âm tuy, xin hỏi giùm bọn tôi được chọn về kinh làm chức gì”.
Trí Cảm xuống dưới, đưa tên họ ấy hỏi viên lục sự. Lục sự bảo:
“Sổ bộ đều niêm phong và để trong hòm đá. Muốn xem xét, phải mất hai ngày nữa, mới báo cáo lại được”.
Sau đó, lục sự báo cáo cho Trí Cảm biết rõ chức danh vừa được bổ trong năm nay. Trí Cảm thông báo cho hai người ấy. Hai người lên kinh, được tuyển vào bộ lại. So với dự báo của Cảm đều không giống, các quan ở châu huyện được tin, báo lại cho Cảm hay. Sau đó, Cảm hỏi lại viên lục sự.
Lục sự bảo: “Đã kiểm tra lại, đều đúng không sai”.
Sau khi hai người ấy được tuyển mộ vào bộ lại, nhân viên thẩm tra lại, cho ra khỏi bộ lại, nhận chức mới đúng như đã ghi chép ở sổ bộ dưới âm ty. Từ đó, mọi người đều rất tin tưởng. Trong sổ bộ ở âm ty, mỗi lần Trí Cảm thấy bà con quen biết của mình có chức phận hay ngày tháng chết đi, liền báo cho hay để làm phúc. Nhờ thế, phần nhiều được qua khỏi.
*
Trí Cảm tạm làm phán quan ba năm, đề lại lên cho hay rằng:
“Đã có quan tư hộ họ Lý ở Long Châu chính thức thay thế ông rồi, không cần phải xuống làm phán quan nữa”.
Trí Cảm lên châu, báo cáo với thứ sử họ Lý. Thứ sử Lý Long Phụng sai người sang Long Châu thẩm tra, thì viên tư hộ họ Lý đã mất. Hỏi ngày tháng, đúng là ngày đề lại mang tin đến cho hay. Từ đó bèn cắt đứt mọi chuyện dưới âm ty. Quan châu sai Trí Cảm giải tù lên kinh, đến địa phận Phụng Châu, bốn tên tù đều bỏ trốn. Trí Cảm lo sợ vì bắt lại chưa được. Đang đêm nằm nghỉ ở nhà trạm, bỗng thấy đề lại cũ đến bảo rằng:
“Tù đều bắt được cả rồi. Một tên chết, ba tên còn sống, đang ở trong hang phía Tây núi Nam Sơn. Cả ba đều bị trói lại, xin ông đừng lo!”.
Nói xong từ biệt ra đi. Trí Cảm liền xin dân binh đem vào hang phía Tây núi Nam Sơn, quả nhiên gặp bốn tên tù nhân. Bọn tù biết không thể chạy thoát, xông ra chống cự. Trí Cảm tiến lên đánh, giết một tên, ba tên còn lại đều đưa tay chịu trói, đúng như lời đã báo. Hiện tại, Trí Cảm đang làm quan tư pháp tại Từ Châu ở phương Nam. Quan lộc khanh Liễu Hanh đem kể cho nghe chuyện này. Khi Hanh làm thứ sử Ngang Châu, có gặp Trí Cảm và đã đích thân hỏi rõ đầu đuôi. Ngự sử Bùi Đồng Tiết cũng nói rằng có gặp mấy người đều kể cho nghe như thế cả. (Pháp uyển châu lâm)
Ngẫu Ích Đại Sư kể chuyện cõi âm
Trong Kiến Văn Lục của Ngẫu Ích đại sư có chép chuyện một người ở Hồ Bắc nắm quyền xử lý dưới tay Ngũ Điện Diêm La Vương. Một đêm đến cõi Âm, thấy một cuốn sổ chép vợ mình giết trộm gà hàng xóm, kể cả lông thì nặng một cân mười hai lượng, nhân đó bèn xé một góc trang sổ để đánh dấu. Tỉnh dậy, ông ta hỏi vợ sao lại giết trộm gà hàng xóm, bà vợ chẳng thừa nhận. Ông ta nói:
“Bà vẫn cứ lừa dối tôi. Sổ sách trong cõi Âm đã chép bà giết trộm gà hàng xóm, kể cả lông thì nặng một cân mười hai lạng”.
Bà vợ kể:
“Phơi thóc gạo trong sân, gà hàng xóm đến ăn. Tôi nhỡ tay dùng đồ vật quăng trúng nó chết lăn quay, hiện còn chưa động đến!”
Cả hai đem gà cân lên, quả thật nặng một cân mười hai lạng. Ông sai vợ đem gà và một số tiền bằng giá một con gà đem trả, thưa rõ đầu đuôi với người ta, xin đừng quở trách.
Đêm ấy, ông ta lại vào cõi Âm xem sổ, góc trang sổ bị xé vẫn còn đó, nhưng không thấy một chữ nào cả!
Làm sai dịch nơi cõi âm
Huyện Thái Thương ở Giang Tô có một người, từng bị bắt làm sai dịch nơi địa phủ. Cứ vào lúc giữa đêm thì thân thể cứng đờ, lạnh ngắt, liền tự thấy mình được âm ti giao cho một tấm thẻ bài và một cây gậy. Trên thẻ bài ghi tên những người bị âm ti tróc nã.
Người ấy một khi vừa cầm gậy vào tay, chớp mắt đã thấy mình có khả năng xuyên núi vượt biển, đến ngay nơi có người bị tróc nã, bắt lấy người đó treo lên đầu gậy. Mỗi lần như vậy thường bắt đến mười người, nhưng quảy lên đầu gậy chỉ thấy nhẹ như lông hồng. Đến khi trời sáng liền trở lại như người thường không khác.
Người ấy sợ lắm, tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không sao trốn tránh được việc ấy. Có vị tăng khuyên ông xuất gia. Ông nghe lời, từ đó về sau không còn bị âm ti sai khiến như trước nữa.
Người cõi âm đi lại thế nào
Hết thảy mọi việc ở dương gian, nơi âm phủ đều có sổ sách ghi lại rõ ràng, không sai sót. Cho nên dương thế còn có chuyện oan ức, nhưng âm ty tuyệt không phán xử sai lầm. Trên dương thế còn có ảnh hưởng của tình cảm khi xét xử, nhưng âm ty chỉ theo đúng luật mà làm. Việc hỏi tội nơi dương thế, bất quá chỉ phán xét theo những việc trong đời này, nhưng âm ty luận tội thì cân nhắc hết thảy mọi việc trong nhiều đời trước. Người gặp việc oan ức, nếu hiểu rõ được nhân duyên đời trước ắt sự uất ức sẽ tự tiêu tan.
Tôi nhớ vào năm Nhâm Tuất(1706), ở trấn Nam Tường cũng thuộc vùng Gia Định, trong gia đình của Lục Chấn Cầu phát sinh một chuyện thật hết sức ly kỳ. Cứ theo lời người nhà ấy thì ma quỷ cõi âm khi đi lại cũng phải có điệp văn( Tờ giấy có sự xác thực của cấp thẩm quyền, dùng để đi lại ở những vùng nhất định. Ngày nay gọi là giấy thông hành), lại không được phép đi qua các bến sông.
Năm ấy, người cháu dâu của Lục Chấn Cầu bị bệnh, bỗng có một con quỷ nhập vào, tự nói ra rằng:
Quỷ cũng phải có giấy đi đường
“Tôi vốn là người ở huyện Vụ Nguyên, Huy Châu, ở bờ sông phía bắc bán trứng cá, bị một nhà buôn kia thiếu nợ quá nhiều không trả, mất sạch cả vốn lẫn lãi, do đó uất ức mà chết. Tôi chết rồi liền mang sự việc khiếu nại nơi âm ty. Quan âm ty nói việc này không có gì phải khiếu tố cả, liền đưa cho tôi xem một bản ghi chép, trong đó có đủ những khoản mà kiếp trước tôi đã nợ người kia.
Tôi biết được rồi thì không còn giận tức nữa. Vị quan âm ty liền cấp cho tôi một điệp văn, bảo quay trở về nhà. Nhưng lúc đi ngang qua đây thì bị đứa tớ gái của ông tạt nước trúng làm dơ bẩn điệp văn, nên không thể về nhà được nữa. Xin mau mau đền lại điệp văn cho tôi.”
Lục Chấn Cầu nói: “Điệp văn là của cõi âm, tôi biết làm sao thay thế được, nên quay lại nơi đã cấp mà xin cấp lại mới được.”
Quỷ nói: “Tôi đi đến đây rồi, phía trước là thành quách, phía sau là trạm quan canh giữ, dù muốn trở lại cũng không được.”
Lục Chấn Cầu liền hỏi: “Như vậy biết phải làm sao?”
Quỷ nói: “Trong vùng này có người tên họ ấy, ở làng ấy… có thể giúp được việc này.”
*
Chấn Cầu sai người đi tìm theo lời quỷ nói, quả nhiên có người tên ấy, ở làng ấy, liền mời đến nhà. Người ấy là một cụ già. Chấn Cầu đem hết sự việc kể cho cụ nghe, nhưng cụ già không biết cách cấp điệp văn, nên hướng dẫn tìm đến nhờ một đạo sĩ. Họ Lục liền bày lễ vật hoa quả cúng tế, rồi nhờ đạo sĩ viết lại điệp văn. Quỷ có được điệp văn rồi mừng lắm, hết sức cảm tạ, lại dặn người nhà phải nhanh chóng mời thầy trị bệnh cho cô cháu dâu.
Lúc quỷ đã đi rồi, bỗng quay lại nói: “Nhà ông có hai con chó đang ngủ trước cửa, không ra được. Xin ông đưa tôi ra.”
Lục Chấn Cầu liền đưa theo ra cửa, quỷ liền xuất ra đi mất. Người cháu dâu của Chấn Cầu sau đó dần dần khỏi bệnh. Ai dám nói là âm dương hai đường khác biệt, lý lẽ khác nhau?
(Cõi âm có thật không)
Tuệ Tâm 2020.