Đức Phật A DI ĐÀ – Sự tích, ý nghĩa, danh hiệu, thần chú, lưu ý khi thờ phụng
Pháp Giới 11 tháng trước

Đức Phật A DI ĐÀ – Sự tích, ý nghĩa, danh hiệu, thần chú, lưu ý khi thờ phụng

Ai cũng đều biết Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc; chí tâm niệm hồng danh của Ngài sẽ giúp sinh vô lượng công đức và được vãng sinh về cõi Cực Lạc dựa theo 48 lời đại nguyện của Ngài. Nhưng ít ai biết được sự tích của Đức Phật A Di Đà như thế nào?

Bởi Đức Phật A Di Đà không phải là nhân vật lịch sử và có mặt tại cõi Ta Bà của chúng ta. Tuy nhiên qua lời giới thiệu của Đức Bổn Sư trong kinh Bi Hoa, chúng ta được biết rằng tiền thân của Đức Phật A Di Đà là vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm với muôn vàn công đức và lòng đại bi thương yêu tất cả chúng sinh. Ngài đã mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sinh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.

Phật A Di Đà là ai?

Phật A Di Đà là vị Phật được thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. A Di Đà có nghĩa là Ánh sáng vô hạn bởi vậy Phật A Di Đà thường được gọi là Đức Phật ánh sáng.

Kinh Phật ghi lại sự tích về Phật A Di Đà

Kinh ghi lại rằng:

“Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện Trì. Khi ấy tại cõi Tản Đề Lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ:

Một là Đông thắng thần chân;

Hai là Nam thiệm bộ châu;

Ba là Tây ngưu hóa châu;

Bốn là Bắc cô lô châu;

Tài đức vẹn toàn, đượm nhuần khắp bốn phương, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẵn lòng ái kính.

Đức Phật A Di Đà không phải là nhân vật lịch sử và có mặt tại cõi Ta Bà của chúng ta.

Đức Phật A Di Đà không phải là nhân vật lịch sử và có mặt tại cõi Ta Bà của chúng ta

Tại sao phải niệm Nam mô tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật khi có người mất?

Vua có một vị đại thần tên là Bảo Hải, con dòng Phạm Chí, rất tinh thông về nghề xem thiên văn. Bảo Hải có một người con trai tướng tốt lạ thường, từ dưới chân lên đến trên đầu đều có ba mươi hai dấu tốt. Khi người con này sinh ra, được các hàng khách tôn quý đem nhiều đồ lễ vật đến dưng cho, nhơn vậy mà đặt tên là Bảo Tạng.

Lúc khôn lớn, thì Bảo Tạng xem biết việc đời là thống khổ thân mạng lại vô thường, tự nhiên sinh lòng chán ngán, bỏ cuộc vinh hoa, liền xuất gia tu hành. Chẳng bao lâu đã thành Phật, hiệu là Bảo Tạng Như Lai, đủ các đạo Pháp nhiệm mầu, thần thông rộng lớn. Khi thành Phật rồi, thì Ngài dạo khắp các nơi mà hóa độ chúng sinh, có nhiều hàng đệ tử đã chứng đặng quả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, nên nhơn dân ai nấy cũng sẵn lòng hoan nghinh.

Một ngày kia, vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng cùng đệ tử đến giảng Đạo tại vườn Diêm Phù, gần bên thành, thì tự nghĩ rằng: “Nay Ta muốn đến chỗ Phật, đặng xem coi giảng Đạo lý gì mà thiên hạ tín ngưỡng đông như thế!”

Nghĩ như vậy rồi, vua cùng các vị vương tử, đại thần và quyến thuộc bèn đến vườn Diêm phù lễ Phật vừa xong, liền đi chung quanh ba vòng, rồi ngồi bên Ngài mà nghe Pháp.

– Vua Vô Tránh Niệm xem thấy Đức Bảo Tạng Như Lai khoanh chân ngồi trên bảo tọa có hình con sư tử, rất bực trang nghiêm, đủ tướng tốt đẹp, chung quanh thân Ngài có ánh sáng nhiều sắc chói lòa.

Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc

Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc

Đại nguyện lực của Đức Phật A Di Đà đối với chúng sinh cõi Sa bà

Trong Pháp hội gồm những người đã xuất gia làm đệ tử của Phật cạo tóc đắp y, những hàng vương tử đại thần mặc đồ anh lạc, cung nga mỹ nữ dung mạo tốt xinh, nào là sĩ, nông, công, thương, áo xiêm chỉnh đốn, kẻ thì chấp tay ngồi im lặng, người thì quỳ gối thưa hỏi, xem bộ ai nấy cũng chăm ngó Phật mà nghe Pháp cả.

– Vua nghe đức Bảo Tạng Như Lai diễn đủ các Pháp, thì lòng đã mở thông, căn thân thanh tịnh, rõ đường giải khổ, biết sự làm lành, liền quỳ xuống chấp tay mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi muốn sắm đủ những đồ ăn uống: áo chăn, mền nệm và thuốc men, đặng dưng cúng cho Ngài và đại chúng luôn trọn ba tháng ở đây mà giảng đạo, xin Ngài từ bi ai nạp”.

Vua Vô Tránh Niệm thấy Phật nhận lời, liền trở về truyền lịnh sắm sửa đủ mọi lễ, cứ đúng buổi mà dưng cúng không hề trễ nãi.

Vua lại khuyên bảo các vị vương tử, đại thần, quyến thuộc và nhơn dân rằng: “Các ngươi có biết hay không? Nay Trẫm đã mở lòng bố thí, kính thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai và đại chúng đến mà cúng dường trọn ba tháng. Những đồ báu trọng ngon đẹp của Trẫm thọ dụng bấy lâu nay đều đem dâng cúng tất cả. Các ngươi cũng thể theo ý Trẫm xả bớt huyễn tài mà cúng Phật Tăng đặng cầu phước báu”.

Tiền thân của Đức Phật A Di Đà là vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm với muôn vàn công đức và lòng đại bi thương yêu tất cả chúng sinh
Tiền thân của Đức Phật A Di Đà là vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm với muôn vàn công đức và lòng đại bi thương yêu tất cả chúng sinh

Cả thảy đều vâng lời vua khuyên, hết lòng sắm sửa lễ vật mà dưng cúng Phật.

Có một hôm, quan Đại thần Bảo Hải, là phụ thân Đức Bảo Tạng Như Lai, nằm chiêm bao thấy vua Vô Tránh Niệm làm sự bố thí thì lớn, mà việc cầu phước báu thì nhỏ. Sự ao ước của vua còn thuộc về phước hữu lậu trong cõi nhơn thiên, chưa thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.

Xem Thêm:   48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà ( Chữ Lớn Dễ Đọc ) Kèm Video

Vậy nên quan Đại thần chẳng đặng vui lòng, vì ý của ông muốn làm sao cho vua phát tâm cầu quả Bồ đề, tu thành Phật đạo mà cứu vớt mọi loài chúng sinh, chớ không muốn cho vua cầu phước báu nhỏ nhen như hàng tiểu dân vậy.

Quan Đại thần suy nghĩ như vậy, bèn đến chỗ Phật Bảo Tạng Như Lai tỏ điềm chiêm bao ấy, và tâu với vua Vô Tránh Niệm rằng:  Ngày nay Đại Vương cúng dường Phật Tăng, dùng phước duyên đó mà cầu nguyện những việc chi, xin cho ngu thần rõ.

Đức Phật A Di Đà
Đức Phật A Di Đà

‘Tôi không học qua bất cứ thứ gì, chỉ niệm A Di Đà Phật’

Nếu Đại Vương muốn cầu sinh về cõi Trời mà làm một vị thiên tử hưởng sự phước thọ.

Muốn cầu sinh về cõi Nhơn gian làm vua Chuyển Luân, thống lãnh bốn châu thiên hạ như ngày nay vậy, thì cũng còn ở trong khổ ải, chớ chưa ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Thưa Đại Vương! Hai sự phước báu tôi đã trần tấu đó đều là tướng vô định, đều là sự vô thường, thí như cơn gió thổi, dường tợ đám mây tan, có chắc chắn lâu dài chi đâu mà phải cầu nguyện!

Nếu sinh về cõi Trời, khi hưởng sự khoái lạc mà có tạo ác nghiệp, thì cũng phải đọa vào địa ngục, đặng chịu khổ.

Còn như sinh về cõi nhơn gian, thì lại chịu mọi sự khổ não phần thì oán cừu gặp gỡ, phần thì ân ái chia lìa cái khổ trạng ấy không thể kể xiết.

Vì Đại Vương nhờ nhân duyên tu phước đời trước, nên mới hưởng đặng sự tôn vinh như vầy. Nếu nay Đại vương giữ gìn giới luật, thì sẽ đặng phước báu lớn hơn nữa: còn như tu học chánh pháp, thì sẽ thành chưởng trí.Vậy xin Đại vương nên phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề, chớ đừng cầu nguyện những việc phước nhỏ nhen như hạng người thường kia vậy.

Phật thì hiệu là: A Di Đà Như Lai sống lâu vô cùng, tiếp dẫn vô lượng chúng sinh trong các thế giới về đó, rồi giáo hóa cho thành Phật đạo tất cả.

Bảo pháp A Di Đà ngàn năm tuổi chùa Ngô Xá

Vua Vô Tránh Niệm nghe quan Đại thần Bảo Hải khuyến thỉnh như thế, thì tâm lượng tự nhiên mở rộng, liền đáp rằng: “ Trẫm chẳng cầu những việc như khanh nói đó đâu! Trẫm muốn trải khắp trong đường sinh tử, làm sự bố thí, trì giới, hầu nghe những pháp mầu nhiệm, tu hạnh Bồ Tát và cứu vớt chúng sinh, do nhân duyên ấy mà phát tâm Bồ Đề”.

Vua Vô Tránh Niệm nói như vậy rồi, bèn đi với quan Đại thần Bảo Hải đến chỗ Đức Bảo Tạng Như Lai. Thấy Ngài đương nhập định, lại dùng phép thần thông biến hóa và phóng hào quang sáng suốt, hiện cả mười phương thế giới của Chư Phật ra trước mặt cho chúng hội xem:

Hoặc có cõi Phật đã Niết Bàn rồi, hoặc có cõi Phật đương Niết Bàn, hoặc có các cõi vị Bồ Tát mới ngồi nơi đạo tràng dưới cây Bồ đề, đương hàng phục chúng ma, hoặc có cõi Phật mới thành đạo và mới nói Pháp, hoặc có cõi Phật thành đạo đã lâu, đương còn nói Pháp, hoặc có thế giới toàn là các bực Bồ tát, hoặc có thế giới toàn là những hàng Thinh Văn và Duyên Giác, hoặc có thế giới không có Phật, Bồ Tát, Thinh Văn và Duyên Giác chi hết, hoặc có thế giới đủ năm món ác trược, hoặc có thế giới đủ các thứ trang nghiêm, hoặc có thế giới hèn dơ nhớp, hoặc có thế giới tốt đẹp lạ thường, hoặc có thế giới mà nhơn dân sống lâu vô cùng, hoặc có thế giới mà nhơn dân thọ mạng ngắn ngủi, hoặc có thế giới thường bị tai nạn thủy hỏa, hoặc có thế giới hằng bị tai nạn gió bão, hoặc có thế giới gần thành tựu, hoặc có thế giới đã thành tựu rồi.

Ngài ở cõi Cực Lạc Thế Giới bên Tây Phương, đương giảng dạy các Pháp Đại Thừa và hằng tiếp dẫn chúng sinh đem về cõi ấy.
Ngài ở cõi Cực Lạc Thế Giới bên Tây Phương, đương giảng dạy các Pháp Đại Thừa và hằng tiếp dẫn chúng sinh đem về cõi ấy.

Lời nhắn nhủ của từ mẫu A Di Đà Phật

Đại thần Bảo Hải thấy vậy, bèn tâu với vua Vô Tránh Niệm rằng: “Nay Đại vương nhờ sức oai thần của Đức Như Lai mà đặng thấy các thế giới, vậy Đại vương phát Bồ đề tâm muốn cầu lấy thế giới nào”

Vua chấp tay mà thưa với Đức Bảo Tạng Như Lai rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng biết các vị Bồ Tát tu hạnh gì mà chiếm đặng cõi Phật tốt đẹp trang nghiêm, tu nghiệp gì mà chiếm đặng thế giới xấu xa ác trược. Do nghiệp gì mà đặng thọ mạng lâu dài, tạo nghiệp gì mà thọ số ngắn ngủi? Xin Ngài chỉ dạy cho tôi biết mà tu học”.

Đức Bảo Tạng Như Lai nói rằng: “Vì bởi các vị Bồ Tát có sức thệ nguyện, muốn ở cõi thế giới thanh tịnh, không có các điều ác trược, nên sau khi thành đạo được về ở cõi ấy rất trang nghiêm. Còn các vị Bồ Tát nào do sức thệ nguyện, muốn ở cõi thế giới ngũ trược đủ sự phiền não, nên sau khi thành đạo về ở cõi ấy”.

Vua Vô Tránh Niệm lễ Phật rồi lui trở về trong cung, một mình ngồi im lìm mà suy nghĩ đến sự thệ nguyện của mình, mong cầu cho đặng cõi cực kỳ tốt đẹp, đặng tiếp dẫn chúng sinh.

Suy nghĩ rồi vua bèn trở lại lễ Phật mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Vì tôi muốn chứng đạo Bồ đề, nên đem công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong ba tháng mà cầu đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm.

Nói thế rồi vua Vô Tránh Niệm phát 49 lời thệ nguyện trước Đức Phật Bảo Tạng Như Lai, được ghi rõ trong kinh Vô Lượng Thọ.

A Di Đà Như Lai sống lâu vô cùng, tiếp dẫn vô lượng chúng sinh trong các thế giới về đó, rồi giáo hóa cho thành Phật đạo tất cả.
A Di Đà Như Lai sống lâu vô cùng, tiếp dẫn vô lượng chúng sinh trong các thế giới về đó, rồi giáo hóa cho thành Phật đạo tất cả.

Niệm A Di Đà giúp gia tăng định lực cho 15 nạn nhân gặp nạn sinh vào cõi lành

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe vua Vô Tránh Niệm nguyện mấy lời ấy rồi khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Đại vương phát nguyện sâu lớn, muốn cõi thanh tịnh. Kìa Đại vương hãy xem qua hướng Tây, cách trăm ngàn muôn ức cõi Phật có một thế giới gọi là Tôn Thiện Vô Cấu, giáo chủ cõi ấy hiệu là Tôn Âm Vương Như Lai, hiện nay đương vì các bực Bồ Tát mà giảng dạy Pháp Đại thừa, giáo hóa các người Thượng căn, chứ không diễn thuyết mấy Pháp quyền tiểu”.

Xem Thêm:   Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát - Cuộc đời, điển tích, thần chú, hạnh nguyện của Ngài

Trong cõi ấy cũng không có chúng sinh căn trí Tiểu thừa và cũng không có một người nữ nhân. Nhưng y báo (y báo là cảnh vật) và chánh báo (chánh báo là căn thân) của Phật Tôn Âm Vương Như Lai thiệt thanh tịnh trang nghiêm, rất xứng hiệp với chỗ cầu nguyện của Đại vương đó! Vì Đại vương có thệ nguyện muôn cõi thanh tịnh, nên nay Ta đổi hiệu Đại vương là Vô Lượng Thanh Tịnh.

Khi Vô Lượng Thanh Tịnh mãn một trung kiếp, thì Đức Phật Tôn Âm Vương Như Lai nhập Niết Bàn, Chánh Pháp truyền bá đặng mười trung kiếp. Đến khi diệt rồi, trải qua sáu mươi trung kiếp, thì cõi Tôn Thiện Vô Cấu đổi tên lại là: Di Lâu Quang Minh có Đức Phật, hiệu là Bất Khả Tư Nghị Công Đức Vương Như Lai, ứng hiện ra đời mà hóa đạo chúng sinh. Sau khi Đức Phật ấy nhập Niết Bàn rồi, trải vô số hằng sa kiếp và vô lượng Phật diệt độ, thì cõi Di lâu Quang Minh đổi tên lại là: An lạc. Đến thời kỳ Vô Lượng Thanh Tịnh chứng quả về cõi đó mà thành Phật thì hiệu là: A Di Đà Như Lai sống lâu vô cùng, tiếp dẫn vô lượng chúng sinh trong các thế giới về đó, rồi giáo hóa cho thành Phật đạo tất cả.

Chí tâm niệm hồng danh của Ngài sẽ giúp sinh vô lượng công đức và được vãng sinh về cõi Cực Lạc dựa theo 48 lời đại nguyện của Ngài.
Chí tâm niệm hồng danh của Ngài sẽ giúp sinh vô lượng công đức và được vãng sinh về cõi Cực Lạc dựa theo 48 lời đại nguyện của Ngài.

Giải thích danh hiệu Phật A Di Đà

Vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng Như Lai thọ ký như vậy liền thưa rằng: “Bạch Đức thế Tôn! Nếu lòng thệ nguyện của tôi quả đặng y như lời thọ ký của Ngài, thì tôi kỉnh lễ xin nhờ Ngài dùng phép thần thông làm cho các Đức Phật ở trong hằng sa thế giới cũng thọ ký cho tôi như Ngài nữa”.

Vua Vô Tránh Niệm thưa rồi, đương cúi đầu thi lễ, tức thì mười phương thế giới thảy đều vang động. Vua ở trong pháp Hội nghe Chư Phật đều thọ ký cũng như lời Đức Phật Bảo Tạng đã nói trên đó, thì rất đổi vui mừng, liền chấp tay đảnh lễ, rồi ngồi nghe Phật Bảo Tạng thọ ký cho các vị Bồ Tát khác.

Từ đó về sau, vua Vô Tránh Niệm mạng chung thọ sinh ra các đời khác, kiếp nào cũng giữ lời bổn nguyện, tu hạnh Bồ Tát cứu độ chúng sinh, trải vô lượng kiếp quả mãn công viên hiện thành Chánh Giác, đến nay đã mười đại kiếp rồi, Ngài ở cõi Cực Lạc Thế Giới bên Tây Phương, đương giảng dạy các Pháp Đại Thừa và hằng tiếp dẫn chúng sinh đem về cõi ấy.

Phật A Di Đà có hình dáng đặc trưng như thế nào?

Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây).

Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa – tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.

Phật A Di Đà cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Trên tay Phật có thể giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.

Nhân vật đi kèm Phật A Di Đà thường được minh họa cùng hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm (bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí (bên phải, cầm bông sen xanh).

Trích Sự tích Đức Phật A Di Đà và bảy vị bồ tát

48 ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ

(Trích Từ Kinh Vô Lượng Thọ)

1.Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

2.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung còn trở lại ba ác đạo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

3.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều thân màu vàng ròng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

4.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu người đẹp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

5.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

6.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

7.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ trì hết, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

8.Giả sư khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cõi nước, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

9.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

10.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

11.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

12.Giả sử khi tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

13.Giả sử khi tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

14.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng Thanh Văn trong nước tôi mà có người tính đếm được, nhẫn đến chúng sanh trong cõi Đại Thiên đều thành bực Duyên Giác cùng nhau chung tính đếm suốt trăm nghìn kiếp mà biết được số lượng ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Xem Thêm:   Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?

15.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bổn nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

16.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi mà cón nghe danh từ bất thiện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

17.Giả sử khi tôi thành Phật, mười phương vô lượng chư Phật chẳng đều ngợi khen xưng tụng danh hiệu của tôi thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

18.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

19.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

20.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

21.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

22.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

23.Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường chư Phật, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na do tha cõi nước thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

24.Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi ở trước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủ theo ý muốn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

25.Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhứt thiết trí thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

26.Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng được thân Kim Cương Na la diên thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

27.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn và tất cả vạn vật trong nước tôi trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hình sắc đặc biệt lạ lùng vi tột diệu không ai lường biết được, dầu là có thiên nhãn mà biện biệt được danh số ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác

28.Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhứt mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

29.Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi nếu đọc tụng thọ trì diễn thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

30. Giả sử khi tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

31.Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất khả tư nghị thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình gương mặt, nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

32.Giả sử khi tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

33.Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương, được quang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn hàng thiên nhơn. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

34.Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn các thâm tổng trì thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

35.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng nữ nhơn của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết mà họ còn sanh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

36.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới mười phương thế giới nghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến thành Phật đạo. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

37.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

38.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợ tự nhiên mặc trên thân. Nếu còn phải may cắt nhuộm giặt thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

39.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng như bực lậu tận Tỳ Kheo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

40.Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm thanh tịnh mười phương thì liền được toại nguyện, đều được soi thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

41.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

42.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được thanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ý, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà không mất tâm chánh định. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

43.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chung sanh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

44.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở tu hạnh Bồ Tát đầy đủ cội công đức. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

45.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được phổ đẳng tam muội, an trụ trong tam muội nầy đến lúc thành Phật thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

46.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

47.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đến bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

48.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đệ nhứt nhẫn, đệ nhị nhẫn và đệ tam pháp nhẫn, nơi các Phật pháp chẳng liền được bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Trích Kinh Vô Lượng Thọ

534 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog